Nhờ những tiềm năng sẵn có, cộng hưởng đề án chuyển đổi lên quận, thị trường bất động sản (BĐS) Bình Chánh được dự đoán ngày càng khởi sắc.
Bình Chánh có lộ trình lên quận trước năm 2025. Nội dung này được đề cập trong tờ trình gửi UBND TP.HCM về công tác chuẩn bị xây dựng đề án chuyển một số huyện thành quận giai đoạn 2021-2030. Việc này cũng cho thấy quyết tâm của TP.HCM trong việc thúc đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, tạo động lực mạnh mẽ phát triển nền kinh tế.
Hội tụ đủ tiêu chí lên quận
Bình Chánh có các tiêu chí để thành quận như cơ cấu kinh tế, thu nhập, dân số, cơ sở hạ tầng… Địa phương này có diện tích hơn 252 km2, dân số 711.262 người, đạt 6/6 tiêu chí về trình độ phát triển kinh tế – xã hội, đạt 18/21 tiêu chí về cơ sở hạ tầng. Mỗi năm, dân số Bình Chánh tăng khoảng 33.000 người. Thu nhập, lối sống đô thị tại đây đang hình thành rõ nét, tương đương với các quận nội thành.
Cơ sở hạ tầng Bình Chánh đồng bộ, hiện đại. |
Hạ tầng giao thông được nâng cấp đồng bộ. Những tuyến đường huyết mạch được đầu tư xây dựng mới hoặc mở rộng: Đường Nguyễn Hữu Thọ từ 4 lên 6 hoặc 8 làn xe; đại lộ Nguyễn Văn Linh dài 17,8 km, từ Huỳnh Tấn Phát (quận 7) đến quốc Lộ 1A (Bình Chánh), kết nối cao tốc TP.HCM – Trung Lương; hầm chui nút giao thông Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ, quốc lộ 50.
Ngoài ra, cao tốc Bến Lức – Long Thành là đại dự án với tổng chiều dài hơn 57 km, bắt đầu từ Bến Lức (Long An) đi qua TP.HCM (khu vực Bình Chánh, Nhà Bè), kết nối với Nhơn Trạch (Đồng Nai). Bên cạnh đó, dự án hạ tầng trọng điểm là tuyến metro số 4 đang chuẩn bị triển khai, thêm sức bật cho hạ tầng khu vực.
Thời gian tới, Bình Chánh cũng được quy hoạch xây dựng thêm nhiều tiện ích hạ tầng xã hội, đặc biệt là Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch (cơ sở 2) xây cạnh Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố mới với kinh phí hơn 2.400 tỷ đồng.
Trong lộ trình lên quận, trung tâm hành chính Bình Chánh được xem là đòn bẩy quan trọng, tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế xã hội. Với vai trò hạt nhân trong chiến lược phát triển đô thị vệ tinh phía tây nam TP.HCM, chủ trương lên quận sẽ góp phần thúc đẩy tốc độ đô thị hóa, tạo đà cho thị trường BĐS khu vực này phát triển.
Tâm điểm thị trường BĐS phía tây nam TP.HCM
Nếu thành phố Thủ Đức được xem là tiền đề để nâng tầm BĐS phía đông thì Bình Chánh là tâm điểm thị trường BĐS tây nam TP.HCM.
Đại lộ Nguyễn Văn Linh kết nối Bình Chánh và KĐT Phú Mỹ Hưng đang được nâng cấp mở rộng. |
Nơi này có vị trí cửa ngõ giao thương, kết nối nhanh với các tỉnh ĐBSCL, các tỉnh miền Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía tây nam. Theo đó, khi các tuyến đường như Trịnh Quang Nghị (dự kiến 60 m) song hành quốc lộ 50 (dự kiến 52 m) đi vào hoạt động trong tương lai gần, kết nối trực tiếp vào đại lộ Nguyễn Văn Linh; cư dân Bình Chánh chỉ mất 15 phút tiếp cận hệ thống y tế – văn hoá – giáo dục hiện đại của trung tâm quận 7. Việc di chuyển qua Chợ Lớn (quận 5), quận 8 mất 20 phút, vào trung tâm quận 1 khoảng 30 phút.
Các dự án chất lượng cao, quy hoạch bài bản, đầy đủ tiện ích góp phần thay đổi diện mạo đô thị tại Bình Chánh. |
Thời gian qua, nhiều chủ đầu tư uy tín như Khang Điền đã chọn Bình Chánh để đầu tư các dự án được quy hoạch bài bản, hạ tầng đồng bộ và môi trường sống giúp BĐS khu vực tăng giá trị. Cùng lộ trình lên quận, Bình Chánh tập trung thực hiện mục tiêu phát triển đô thị bền vững, tác động tích cực cho nền kinh tế nói chung và thị trường BĐS phía tây nam TP.HCM nói riêng.
Theo: Zing News
Comments are closed.