Sáng nay (27/2) HĐQT ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) đã có buổi làm việc cùng khách hàng là bà Chu Thị Bình để đưa ra phương án giải quyết.
Ngân hàng muốn tạm ứng “một tỷ lệ” cho khách
Ông Lê Văn Quyết, Tổng giám đốc Eximbank, HĐQT Eximbank cho biết phương án đưa ra là ngân sẽ tạm ứng một tỷ lệ nhất định cho bà Bình. Nhưng lãnh đạo Eximbank không chia sẻ cụ thể về con số.
CEO Eximbank cho hay khoản tiền này là tạm ứng trước mắt để chờ quyết định của toà, sau đó tiếp tục xử lý theo các cơ sở pháp lý tiếp theo. Tuy nhiên, khách hàng là bà Chu Thị Bình không đồng ý.
“Giải pháp chúng tôi đưa ra như vậy để thể hiện có trách nhiệm trả tiền cho khách hàng nhưng vẫn chưa có sự đồng thuận nên cuối cùng vẫn chờ quyết định của toà để có hướng xử lý tiếp theo”, ông Quyết nói với Zing.vn.
Các chứng từ sao kê số dư của ngân hàng gửi cho bà Bình. Ảnh: NVCC. |
Vì sao người mất tiền không đồng ý phương án?
Ngay sau đó, trao đổi với Zing.vn, bà Chu Thị Bình nói bà không đồng ý vì phần tỷ lệ mà Eximbank nói là khoản tiền chi trả cho phần chứng từ bị làm giả chữ ký. Tỷ lệ này là 14 tỷ đồng, theo chia sẻ của bà Chu Thị Bình.
Khách hàng trong vụ “bốc hơi” 245 tỷ đồng cho hay dù thật hay giả, ngân hàng đã làm sai quy trình về quản trị tiền gửi nên bà không đồng ý ra toà. Bà khẳng định không ký uỷ quyền cho người khác, cũng không biết những người được uỷ quyền là ai.
Bà cho rằng việc gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng mà tiền mới vào ngân hàng được một tuần đã bị rút, một thẻ mất mấy lần mà ngân hàng không kiểm soát hay thông báo cho khách là điều bất bình thường.
Theo bà Bình, giấy ủy quyền cũng không có công chứng và bà cũng không cùng người được ủy quyền đi ra ngân hàng để xác nhận. “Việc thất thoát tiền trong một sổ tiết kiệm trị giá lớn như thế mà lãnh đạo không biết thì thật vô lý”, khách hàng này chia sẻ.
Khách hàng vẫn giữ sổ tiết kiệm gốc
Hiện tại, bà Bình thông tin bà vẫn giữ 3 cuốn sổ tiết kiệm gốc và chỉ muốn sớm lấy lại được tiền, không phải chờ quyết định của toà.
“Ngân hàng phải chịu trách nhiệm chứ tôi không ra tòa để đòi tiền của tôi, mà ra tòa là tòa gì ngân hàng phải giải thích. Tôi cho rằng quy trình quản lý tiền gửi của ngân hàng là không hợp lệ, tiền tôi gửi ngân hàng thì ngân hàng phải trả chứ không thể đẩy trách nhiệm sang tòa án”, bà nói.
Bà Bình giải thích tiền của bà gửi là tiền mặt và trích xuất từ tài khoản cá nhân của bà. Điều này đồng nghĩa với việc bà giao tiền cho ngân hàng, cụ thể là Eximbank, quản lý và sử dụng. Do đó, ngân hàng cần có trách nhiệm theo dõi và hoạch toán đầy đủ trong sổ sách kế toán của ngân hàng.
Chủ nhân các sổ tiết kiệm có tiền bị “bốc hơi” cho rằng ngân hàng cần đảm bảo về quản trị, bảo hiểm tiền gửi của khách. Bà cho rằng chức năng cơ bản của ngân hàng là nhận và quản lý tiền gửi của khách hàng. Trong khi đó, kết luận của cơ quan điều tra đã cung cấp bằng chứng làm rõ việc rút tiền trên hệ thống là do ông Lê Nguyễn Hưng làm.
Bà Bình bức xúc nói bà chỉ là người gửi tiền và sau đó bị mất tiền. Ngân hàng phải chịu trách nhiệm về hành vi sai trái của ông Lê Nguyễn Hưng. Theo bà, ngân hàng phải chịu trách nhiệm về hành vi sai trái của nhân viên.
Sau buổi làm việc sáng nay, các phương án giải quyết đã được đưa ra nhưng vẫn chưa tìm được sự đồng thuận giữa ngân hàng và khách hàng. Phía khách hàng không đồng ý phần tạm ứng của ngân hàng. Còn ngân hàng vẫn quyết định chờ quyết định của tòa để có hướng giải quyết tiếp theo.
Eximbank quy định rút tiền gửi tiết kiệm bằng giấy uỷ quyền ra sao?
Website của Eximbank công bố rất cụ thể về quy trình rút tiết kiệm bằng giấy uỷ quyền.
Trong trường hợp chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm hoặc đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm không thể trực tiếp đến ngân hàng thì được ủy quyền cho người khác lĩnh thay.
Người được ủy quyền lĩnh thay thực hiện các thủ tục là xuất trình thẻ tiết kiệm, xuất trình giấy ủy quyền. Giấy ủy quyền được lập tại Eximbank, nếu không được lập tại Eximbank thì phải có xác nhận của công chứng hoặc chính quyền địa phương theo quy định.
Tiếp đó, người được uỷ quyền lĩnh thay phải xuất trình giấy căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân hay hộ chiếu còn thời hạn hiệu lực của người được ủy quyền và ký vào giấy rút tiền.
Khách hàng mất 245 tỷ, Eximbank cũng ‘bốc hơi’ hơn 700 tỷ vốn hóaLùm xùm mất tiền của khách hàng đã chấm dứt đà tăng giá 5 phiên liên tiếp của cổ phiếu EIB, nhà băng này đã mất hơn 737 tỷ đồng vốn hóa chỉ trong thời gian ngắn. |
Nữ đại gia mất 245 tỷ đồng tại Eximbank từng giàu nhất sàn chứng khoánBà Chu Thị Bình hiện là thành viên HĐQT, Phó tổng giám đốc Tập đoàn thủy sản Minh Phú và từng là nữ đại gia giàu nhất sàn chứng khoán với khối tài sản hàng nghìn tỷ đồng. |
Comments are closed.