Viglacera dự chi gần 450 tỷ đồng trả nốt cổ tức năm 2022

Ngày 21/6 tới đây, các cổ đông Viglacera sẽ nhận được phần cổ tức còn lại của năm 2022 với tỷ lệ thanh toán là 10% bằng tiền mặt, tương ứng một cổ phiếu nhận 1.000 đồng.

Hội đồng Quản trị Tổng công ty CP Viglacera (VGC) vừa ban hành nghị quyết thực hiện chi trả phần còn lại cổ tức năm 2022 bằng tiền mặt.

Cụ thể, ngày 1/6 tới, Viglacera sẽ chốt danh sách cổ đông, chi trả cổ tức còn lại năm 2022 bằng tiền, tỷ lệ thanh toán là 10%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được nhận về 1.000 đồng. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 31/5. Thời gian chi trả dự kiến là ngày 21/6.

Với 448,3 triệu cổ phiếu đang niêm yết và lưu hành, Viglacera dự kiến phải chi khoảng 448,3 tỷ đồng tiền mặt để trả cổ tức đợt này cho cổ đông.

Với việc nắm giữ 50,21% vốn điều lệ, Công ty CP Hạ tầng Gelex sẽ nhận khoảng 225 tỷ đồng từ đợt chia cổ tức này. Trong khi đó, với 38,58% vốn nắm giữ, Bộ Xây dựng sẽ nhận khoảng 173 tỷ đồng.

Về kết quả kinh doanh năm vừa qua, Viglacera cho biết doanh nghiệp đã đạt mức doanh thu và lợi nhuận cao kỷ lục trong năm 2022. Trong đó, doanh thu thuần cả năm đạt 14.592 tỷ đồng, tăng 30% so với năm liền trước. Nhờ chi phí vốn giảm sâu nên lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp đã đạt 1.913 tỷ đồng, tăng gấp rưỡi so với số lãi ghi nhận năm 2021. Lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ cùng năm là 1.728 tỷ đồng.

Với kết quả trên, Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 của nhà sản xuất vật liệu xây dựng này đã thông qua phương án phân phối lợi nhuận năm 2022 với tỷ lệ 20% bằng tiền mặt, tương ứng số tiền dự kiến gần 900 tỷ đồng.

Trước đó, ngày 19/10/2022, công ty đã chi 448,3 tỷ đồng để tạm ứng 10% cổ tức năm 2022, nguồn chi tạm ứng cổ tức là từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối theo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm 2022.

Như vậy, nếu thanh toán xong đợt 2 tới đây, Viglacera sẽ hoàn thành nghĩa vụ trả cổ tức năm 2022 cho cổ đông.

Trái với hoạt động kinh doanh tích cực ghi nhận được vào năm ngoái, kết quả kinh doanh 3 tháng đầu năm nay của Viglacera lại ghi nhận xu hướng giảm mạnh. Trong đó, doanh thu thuần quý I của công ty chỉ đạt gần 2.775 tỷ đồng, giảm hơn 27% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng giảm tới 43%, chỉ mang về 1.568 tỷ đồng với sự giảm sút chủ yếu của mảng bất động sản, các sản phẩm kính gương, gạch ngói.

Công ty cũng thông báo không ghi nhận doanh thu từ hợp đồng xây dựng, trong khi cùng kỳ trước có khoản lãi 42 tỷ đồng.

Ở mảng cung cấp dịch vụ, chủ yếu là hoạt động cho thuê đất phát triển cơ sở hạ tầng, Viglacera ghi nhận dấu hiệu khởi sắc hơn với doanh thu tăng 16%, đạt hơn 1.094 tỷ.

Sau khi loại bỏ các chi phí phát sinh trong kỳ, nhà sản xuất vật liệu xây dựng này lãi 151 tỷ đồng sau thuế quý I, giảm tới 80% so với cùng kỳ.

Năm nay, công ty dự kiến ghi nhận 15.750 tỷ đồng tổng doanh thu, vẫn tăng 8% so với kết quả thực hiện được trong năm ngoái, tuy nhiên lợi nhuận trước thuế của Viglacera lại dự kiến giảm gần 48%, xuống mức 1.210 tỷ đồng.

Lợi nhuận Viglacera lao dốc

Viglacera cho biết do doanh thu bất động sản và vật liệu xây dựng giảm mạnh so với cùng kỳ quý I/2022 dẫn đến lãi ròng quý đầu năm nay sụt giảm mạnh.

Viglacera lên kế hoạch lợi nhuận giảm 1.000 tỷ đồng

Viglacera đặt mục tiêu lợi nhuận năm nay ở mức 1.300 tỷ đồng, giảm 44% so với cùng kỳ và tham vọng đến năm 2025, doanh nghiệp sẽ có tổng cộng 20 khu công nghiệp.

Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu… Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.

Theo: Zing News

Posted on Tháng Năm 19, 2023 in Tin tức

Share the Story

Back to Top