Lộ trình tăng trưởng phát thải ròng bền vững cần có thêm 6,8% GDP đầu tư mỗi năm, tức 368 tỷ USD cho tới năm 2040 và một nửa trong số đó cần có từ khu vực tư nhân.
Đây là dự báo nằm trong Báo cáo Quốc gia về Khí hậu và Phát triển cho Việt Nam của Ngân hàng Thế giới, được đưa ra tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) thường niên năm 2023.
Tại diễn đàn, ông Thomas Jacobs – Giám đốc Quốc gia Tổ chức Tài chính quốc tế – chỉ ra rằng trong lịch sử, Việt Nam đã đóng góp khá ít trong phát thải khí nhà kính. Nhưng hai thập niên vừa qua, với tốc độ tăng trưởng nhanh, Việt Nam là một trong những nền kinh tế thâm dụng về carbon nhất ở Đông Á.
Khi nhận thức được nhu cầu giảm thiểu khí nhà kính và đối phó với biến đổi khí hậu, Việt Nam đã đưa ra những cam kết tham vọng tại COP26 để có được trung hòa carbon vào năm 2050 và hiện thực hóa nỗ lực này.
“Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045 và đạt được phát thải carbon trung hòa vào năm 2050, Việt Nam phải đẩy mạnh việc khử carbon nền kinh tế thông qua quá trình chuyển đổi năng lượng và bảo vệ môi trường. Điều này đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa khu vực công, tư nhân và nguồn tài chính cần có”, ông Jacobs nhấn mạnh.
Ông Thomas Jacobs, Giám đốc Quốc gia Tổ chức Tài chính quốc tế. Ảnh: VGP/Nhật Bắc. |
Ông Jacobs cho rằng để huy động được 368 tỷ USD cho lộ trình tăng trưởng phát thải ròng bền vững, chúng ta phải vượt qua một số rào cản cơ bản như môi trường thể chế, pháp luật để khu vực tư nhân đầu tư vào những ngành chính gây phát thải như năng lượng, giao thông, nông nghiệp và sản xuất nhanh hơn, đơn giản hơn, rẻ hơn.
Thứ hai, cần có hợp đồng mua điện theo đúng chuẩn quốc tế để thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài trong ngành rất quan trọng này.
Thứ ba, cần có thị trường vốn để có được các mô hình huy động trái phiếu bền vững và các cấu trúc này để Việt Nam đạt được những nguồn tài chính cần thiết trong lộ trình biến đổi khí hậu của mình.
Cuối cùng, cần có sự tham gia của khu vực tư nhân hơn nữa, thêm cơ hội cho họ trong thị trường carbon. “Điều này cần sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa khu vực tư nhân trong nước, nhà đầu tư nước ngoài để chuyển giao kiến thức, kinh nghiệm và công nghệ mới cho nền kinh tế xanh Việt Nam”, ông cho biết.
Sáng 19/3, Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên năm 2023 đã diễn ra tại Hà Nội với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp đồng hành cùng Chính phủ Việt Nam trong thúc đẩy tăng trưởng xanh”. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu chỉ đạo diễn đàn.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; bà Carolyn Turk, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới; ông Thomas Jacobs, Giám đốc Quốc gia cấp cao Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) đồng chủ trì Diễn đàn.
Tham dự diễn đàn có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, đại diện ngoại giao, các tổ chức quốc tế, các Hiệp hội Doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu… Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
EVN đề xuất cấp điện cho Côn Đảo bằng cáp ngầm 5.000 tỷCho rằng giá thành điện gió cao, EVN vẫn đề xuất phương án cấp điện cho Côn Đảo bằng tuyến cáp ngầm vượt biển với tổng vốn đầu tư trên 4.950 tỷ đồng. |
Thường vụ Quốc hội đề nghị không quy định thời hạn sở hữu chung cưỦy ban Thường vụ Quốc hội lưu ý không quy định thời hạn sở hữu nhà chung cư. Nếu Chính phủ có phương án khác thì cần trình hai phương án, nêu rõ ưu điểm, nhược điểm cụ thể. |
Theo: Zing News
Comments are closed.