– Theo thống kê, thị trường sữa Việt Nam đang ở dạng tiềm năng, với mức tiêu thụ trung bình chỉ 15 lít sữa/người/năm. Ông đánh giá sao về con số này?
– Thực tế cho thấy nhu cầu dinh dưỡng của người tiêu dùng (NTD) hiện nay đã khác xưa, đa dạng và đòi hỏi chất lượng cao hơn. Chúng ta cũng bắt đầu thấy có một thế hệ “bơ sữa” xuất hiện với các chế phẩm từ sữa. Tuy nhiên, lợi dụng sự non trẻ của thị trường, nhiều doanh nghiệp không sòng phẳng khi đánh đồng các khái niệm với nhau. Theo tôi biết, hiện thị trường sữa nước chỉ có khoảng 30% sữa tươi, phần còn lại là sữa hoàn nguyên nhưng vẫn cứ truyền thông là sữa tươi, sữa tiệt trùng… Tôi không nói sữa hoàn nguyên là không tốt. Nó vẫn tốt, vẫn cung cấp chất dinh dưỡng cho NTD nhưng chúng ta phải sòng phẳng về mặt thông tin, không lập lờ để NTD hiểu rõ và đưa ra chọn lựa thích hợp cho mình.
Ông Trần Bảo Minh – CEO Công ty Cổ phần sữa Quốc tế IDP. |
– Theo ông, đó sẽ là cơ hội cho các sản phẩm “made in nước ngoài”?
– Dù chất lượng sữa nội được các chuyên gia đánh giá là cao so với các nước khác như Trung Quốc chẳng hạn, nhưng hiện nay tỷ trọng sữa tươi nhập khẩu đang tăng trưởng vài trăm phần trăm mỗi năm.
– Nguyên nhân của nghịch lý này là đâu, thưa ông?
– Như đã nói, NTD hiện nay tinh tế hơn nhiều, lựa chọn cũng khắt khe hơn. Phải nhìn nhận thực tế là Việt Nam không có điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu để phát triển chăn nuôi bò sữa, nên chăn nuôi vẫn phần lớn trong môi trường nhân tạo. Ở các nước phát triển như Australia, quy trình chăn nuôi và khai thác sữa rất nghiêm ngặt. Sữa phải được lấy từ con bò chăn thả và gặm cỏ tự nhiên. Khi đó, chất lượng và mùi vị sữa thu hoạch được cũng sẽ cao hơn sữa từ bò nuôi bằng phương pháp chuồng trại, công nghiệp. Điều này phản ánh qua hàm lượng các thành phần dinh dưỡng (canxi, đạm…) trong sữa bò chăn thả tự nhiên thường cao hơn. Ví dụ, tôi có dịp tiếp cận với thung lũng Goulburn, Australia – nơi đóng gói sữa LiF và bị thuyết phục bởi hệ thống chăn nuôi bò sữa ở đây. Trung bình một con bò có tới một hecta diện tích để sống và ăn cỏ tự nhiên. Con bò cũng không bị ràng buộc trong chuồng trại, khi tức sữa thì được đưa đi lấy sữa ở trang trại gần khu chăn thả. Sữa sau đó được đưa đến nhà máy để xử lý và đóng gói.
NTD có thể truy xuất nguồn gốc sữa tươi LiF từ Australia chính xác đến ngày vắt sữa, địa điểm trang trại. |
– Có ý kiến cho rằng, kinh doanh sữa tươi là ngành “siêu lợi nhuận”. Ông đánh giá thế nào về ý kiến này?
– Đó là một ý thiển cận. Kinh doanh sữa tươi trong quan điểm của các tập đoàn thực phẩm là ngành không lợi nhuận. Sữa ở các nước phương Tây giống như nước, một sản phẩm cơ bản, không cần quảng cáo, không cần chi phí phát sinh. Tôi cũng tin rằng việc IDP mang sữa tươi LiF từ Australia về cho NTD Việt với mức giá khả thi là điều chính đáng. Vì sữa tươi vốn là thực phẩm thiết yếu trong mỗi gia đình, NTD có quyền lựa chọn bình đẳng như nhau, cũng như trẻ em có quyền được uống sữa tươi để tốt cho sức khỏe. Tôi đã xác định, kinh doanh sữa tươi thì không nghĩ đến lợi nhuận. Sữa tươi LiF từ Australia là một sản phẩm kinh doanh huề vốn của IDP. Một hộp sữa tươi LiF Australia 1 lít có giá 33.000-36.000 đồng, có thể giữ được trong vòng 9 tháng trong điều kiện khô thoáng, mát mẻ.
Tất nhiên, kinh doanh thì phải đảm bảo lợi nhuận mới có thể duy trì. Chúng tôi chọn nguồn thu khác từ việc sản xuất các sản phẩm sữa chất lượng cao như sữa bắp non, sữa trái cây… thay vì nguồn thực phẩm cơ bản là sữa tươi.
Hiện nay, hộp sữa tươi LiF từ Australia được đóng gói bởi Tetra Pak và sử dụng loại nắp HeliCap. Đây là loại nắp tích hợp thanh cắt bên trong, NTD chỉ cần vặn nắp là thanh cắt được vặn xuống, cắt xoáy lớp bảo vệ thứ hai, khui hộp chỉ với một bước mở.
Để truy xuất nguồn gốc của sữa tươi LiF từ Australia, NTD chỉ cần nhập ngày sản xuất (ký hiệu PD) trên nắp hộp vào website www.loveinfarm.vn để tìm hiểu địa điểm trang trại, ngày thu hoạch và đóng gói của mỗi hộp sản phẩm…
Sữa tươi LiF từ Australia có mặt tại các siêu thị lớn trên toàn quốc, riêng người tiêu dùng tại TP HCM có thể gọi theo số hotline 1800 5555 26 để yêu cầu giao sữa tươi LiF đến tận nhà.
Comments are closed.