TP.HCM cấm bán đồ ăn mang về: Lo lắng nhưng đồng thuận

Nhiều doanh nghiệp lo lắng với việc TP.HCM yêu cầu tạm dừng các dịch vụ ăn uống mang về trong 15 ngày từ 0h ngày 9/7, tuy nhiên chuyên gia khẳng định đây là biện pháp cần thiết.

TP.HCM cam ban do an mang ve co qua khat khe anh 1

Nghe tin các ứng dụng giao đồ ăn như Now, Baemin, GrabFood… đều đồng loạt dừng hoạt động, anh Nguyễn Đăng (Bình Thạnh, TP.HCM) tỏ ra lo lắng vì bản thân không biết nấu ăn. “Bình thường buổi trưa tôi hay ăn ở công ty, còn tối đến có hôm đi mua về, có ngày lại gọi giao tới”, anh kể.

Việc dừng dịch vụ giao thức ăn mang về khiến người đàn ông 25 tuổi này trở nên bị động. “Bản thân tôi không biết nấu ăn nên cũng không mua sắm các vật dụng nấu nướng trong phòng, chắc phải ăn mì gói hết 15 ngày giãn cách mất”, anh lo lắng.

Trong khi đó, nhà thuê của chị Diệu My (quận 3, TP.HCM) không có bếp nấu, công việc bán hàng bận rộn nên thường ngày chị đều gọi đồ ăn ship về, có lúc là cơm, bún, có lúc lại vài món ăn vặt. “Bây giờ dừng hoạt động giao đồ ăn, tôi phải đến siêu thị sắm tạm một số đồ dùng để về nấu nướng”, chị Diệu My cho biết.

TP.HCM cam ban do an mang ve co qua khat khe anh 2

Các ứng dụng giao đồ ăn đã thông báo ngừng dịch vụ tại TP.HCM. Ảnh: Nhật Sinh.

Điều thành phố buộc phải làm

Chia sẻ với Zing, nhiều chủ quán cũng tỏ ra buồn bã trước thông báo đóng cửa để phòng dịch. Ngày 8/7, chị Sâm (quận 7, TP.HCM) cố gắng bán nốt những suất cơm cuối cùng rồi chậm rãi lau dọn để nghỉ bán 15 ngày.

“Từ ngày mai không được bán nữa, tôi đành sắp xếp lại đồ đạc rồi về nhà nghỉ ngơi”, chị thở dài. Dịch bệnh khiến chồng chị Sâm thất nghiệp, một mình chị buôn bán để nuôi 2 người con ăn học. Tuy vậy, chị cho biết vẫn nghiêm túc chấp hành quy định của thành phố. “Mong cho dịch mau chóng được kiểm soát chứ người dân ai cũng khổ lắm rồi”, chị bộc bạch.

Theo ông Hoàng Việt, CEO Laha Cafe, nhìn chung với tình hình dịch bệnh căng thẳng hiện nay, việc thành phố cấm bán mang về là có lý do chính đáng dù quyết định này gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp trong ngành F&B.

Với chuỗi Laha Cafe gồm hơn 20 chi nhánh tự vận hành và 129 chi nhánh nhượng quyền, bình quân chi phí cố định hàng tháng cho mặt bằng và nhân sự lên đến gần 1 tỷ đồng. Hiện tại, tất cả dịch vụ bán tại chỗ và bán mang đi đều ngừng lại nên doanh thu hoàn toàn không có, ông chưa biết phải xoay xở như thế nào.

Từ ngày 9/7, toàn bộ nhân sự của Laha đã được cho nghỉ việc tạm thời, trong đó có gần 40 người ở khối văn phòng và khoảng 300 nhân viên ở các cửa hàng.

TP.HCM cam ban do an mang ve co qua khat khe anh 3

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, TP.HCM phải cấm bán đồ ăn mang về vì ý thức người dân còn chưa tốt. Ảnh: Quỳnh Danh – Duy Hiệu.

“Chúng tôi có tính lương nhưng vẫn giảm nhiều. Đặc biệt, nhân sự làm bán thời gian thì không có lương trong giai đoạn này, mà dưới cửa hàng chủ yếu là nhân viên bán thời gian”, ông Hoàng Việt cho biết.

Theo ông Hoàng Tùng, CEO Pizza Home, đồng thời là một chuyên gia trong lĩnh vực F&B, việc nghiêm túc chống dịch là điều rất cần thiết và lãnh đạo TP.HCM hẳn đã có những số liệu thống kê nhất định để đưa ra quyết định như vậy.

Đánh giá quy định này gây khó cho cả người mua lẫn người bán nhưng bác sĩ Trương Hữu Khanh – cố vấn chuyên môn khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP.HCM) – vẫn cho rằng đây là điều TP.HCM buộc phải làm, bởi thời gian qua Chỉ thị 15 của thành phố còn có lỗ hổng do ý thức người dân chưa tốt.

Tốn nguồn lực giám sát quá lớn nếu cho phép

“Người bán chỉ muốn bán nhiều, còn người mua cũng ráng chen chúc, làm sao thành phố quản lý hết? Lúc đầu chúng ta sẽ thấy khó khăn, sẽ trách thành phố, nhưng xét đi xét lại thì rõ ràng ý thức của người dân còn kém”, bác sĩ Trương Hữu Khanh nói.

Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức cũng thừa nhận mỗi loại hình hoạt động phải dừng là vấn đề rất đắn đo, cân nhắc của lãnh đạo thành phố. Đến lúc này, thành phố cần những biện pháp thực sự quyết liệt.

Theo ông, yêu cầu giãn cách là 2 người mà những tiệm nhỏ như tiệm bánh mì cũng có đến 2 người bán, thêm một người đến mua nữa là 3 người. Khi nhiều người đặt hàng, shipper đến đứng đợi ở cửa hàng rất khó đảm bảo giãn cách theo Chỉ thị 16.

Với cá nhân ông và gia đình, vì tính chất công việc nên thường về muộn, dịch vụ bán mang về rất tiện lợi. Tuy nhiên, mỗi người hy sinh thói quen của mình một chút thì tình hình sẽ được cải thiện. “Ví dụ, tôi cố gắng tự nấu, nếu không thì tôi cũng tự nấu mì ăn liền. Thực tế thời gian qua tôi ăn rất nhiều loại mì khác nhau”, ông Đức nói.

TP.HCM cam ban do an mang ve co qua khat khe anh 4

Thực tế thời gian qua, một số hàng quán và shipper chưa tuân thủ quy định giãn cách. Ảnh: Thạch Thảo.

Hiện tại, các ứng dụng giao đồ ăn đã đồng loạt thông báo ngừng cung cấp dịch vụ trên địa bàn TP.HCM.

Từ góc độ chủ kinh doanh, ông Hoàng Tùng cho rằng vẫn nên duy trì dịch vụ giao thức ăn, đồ uống mang về. Theo ông, hàng quán cần đảm bảo shipper không vào bên trong cửa hàng mà đứng giãn cách bên ngoài. Các chủ hàng quán cũng chủ động bố trí nhân sự và không gian để shipper lấy đồ mà vẫn hạn chế tiếp xúc.

Người bán chỉ muốn bán nhiều, còn người mua cũng ráng chen chúc, làm sao thành phố quản lý hết?

Bác sĩ Trương Hữu Khanh

Chung quan điểm này, chị Ngọc cho hay người bán có thể chủ động ngừng nhận đơn hàng trên website, ứng dụng để giới hạn số người có mặt tại quán.

Ví dụ, cứ nhận được một đơn hàng thì quán lại “tắt app”, đến khi khách hàng hoặc shipper đó đi rồi mới nhận đơn hàng tiếp theo. Số người trong quán có thể được quy định rõ tùy diện tích điểm bán.

Đặc biệt, đối với một số đơn vị bán ăn uống mang về có đội ngũ shipper nội bộ như chuỗi của chị hay các chuỗi pizza, gà rán… thì việc này càng dễ chủ động hơn.

Tuy nhiên, bác sĩ Trương Hữu Khanh, nhận định cách duy nhất để duy trì bán mang về mà vẫn đảm bảo giãn cách theo Chỉ thị 16 là xử phạt thật nặng về tài chính và yêu cầu đóng cửa ngay lập tức, rút giấy phép kinh doanh… của những hàng quán để xảy ra tình trạng tập trung đông đúc, không tuân thủ 5K.

“Vấn đề là cách này cần nguồn lực lớn để kiểm soát, do đó rất khó thực hiện”, bác sĩ Khanh khẳng định. Thực tế theo quan sát của ông sáng 9/7, một số khu vực hẻm vẫn xảy ra tình trạng buôn bán đông người dù thành phố đã chính thức áp dụng Chỉ thị 16.

Người dân xoay xở khi TP.HCM dừng bán đồ ăn mang về

Nhiều người ở trọ tại TP.HCM tranh thủ mua dụng cụ nấu ăn hoặc nhờ bạn bè lo giúp để đối mặt với những ngày dịch vụ giao thức ăn tạm ngừng.

Phó chủ tịch TP.HCM nói gì về lệnh cấm nhà hàng bán mang về?

Phó chủ tịch TP.HCM Dương Anh Đức cho biết theo chỉ thị mới, chủ thể là người bán hàng dịch vụ ăn uống sẽ phải tạm ngưng bán mang về.

Grab, Baemin, Now thông báo ngừng dịch vụ giao đồ ăn tại TP.HCM

Các ứng dụng vận chuyển thông báo ngừng cung cấp dịch vụ giao đồ ăn tại TP.HCM trong vòng 15 ngày kể từ 0h ngày 9/7.

TP.HCM cấm bán đồ ăn mang về có quá khắt khe

Tp. Hồ Chí Minh

TP.HCM cấm bán đồ ăn mang về

bán mang về

tphcm áp dụng chỉ thị 16

chỉ thị 16

tphcm

Theo: Zing News

Posted on Tháng Bảy 11, 2021 in Tin tức

Share the Story

Back to Top