Thương mại điện tử như “mảnh đất màu mỡ” cho doanh nghiệp trên nền tảng số. Tuy nhiên, khi sự cạnh tranh tăng cao, cuộc chơi ấy có dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ?
Thương mại điện tử (TMĐT) đang trở thành xu thế tất yếu khi đáp ứng nhu cầu thị trường, ghi nhận mức tăng trưởng 18%, quy mô 11,8 tỷ USD, chiếm khoảng 5,5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước năm 2020 – theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số.
Không ít thương hiệu, nhà bán hàng đã nhìn thấy tiềm năng và nắm bắt cơ hội phát triển trên nền tảng kinh doanh này.
Thương hiệu lớn đẩy mạnh đầu tư
Một trong những thế mạnh của thương hiệu lớn so với doanh nghiệp vừa và nhỏ là vốn, uy tín. Nhiều thương hiệu đã khai thác và tận dụng thế mạnh này, kết hợp sự hỗ trợ từ nền tảng TMĐT để đạt doanh số ấn tượng. Ví dụ điển hình là Everpia JSC.
Có lịch sử gần 30 năm trên thị trường với thương hiệu Everon, Everpia nệm từng ưu tiên phát triển website. Tuy nhiên, nếu nhắm đến nhóm khách mới trẻ trung hơn, định hướng này chưa thực sự tối ưu để cạnh tranh với những nền tảng TMĐT chuyên biệt. Từ đó, công ty quyết định tham gia LazMall – gian hàng chính hãng trên Lazada – để tiếp cận nhóm khách hàng tiềm năng mới, cũng như đón đầu xu thế thị trường.
Theo ông Phan Ngọc Huy, Trưởng phòng cấp cao mảng kinh doanh TMĐT của Everpia, để thu hút và đánh trúng tâm lý nhóm khách hàng trẻ trên TMĐT, công ty tận dụng lợi thế nhà máy sản xuất và đội ngũ nhân công giàu kinh nghiệm ra mắt thương hiệu mới K-Bedding by Everon. Sản phẩm thuộc thương hiệu mới có 100% vải nhập khẩu Hàn Quốc, thiết kế trẻ trung, nhưng có mức giá tối ưu, phù hợp mô hình kinh doanh trên TMĐT.
Với khoảng 2 triệu đồng, người dùng trên sàn TMĐT có thể sở hữu bộ đầy đủ 5 món ga gối và chăn Hàn Quốc chất lượng từ nhà sản xuất danh tiếng.
Tận dụng thế mạnh về sản xuất và dòng vốn, Everpia điều chỉnh để người dùng Việt có thể mua sắm sản phẩm chất lượng với chi phí phải chăng. |
Ngoài việc tạo ra sản phẩm phù hợp, người dùng ngày càng tin tưởng, đánh giá cao sự hỗ trợ và các chương trình lễ hội mua sắm lớn từ Lazada. Đây là một trong những công cụ đắc lực giúp thương hiệu tự tin, kinh doanh thành công hơn trên sàn TMĐT này.
“Đội ngũ nhân sự của Lazada làm việc rất chặt chẽ và hỗ trợ tận tình cho Everpia. Gần đây, sàn còn tăng tính chủ động của nhà bán hàng thông qua hợp tác nền tảng mạng xã hội, cho phép các thương hiệu triển khai và đo lường quảng cáo liên kết trực tiếp đến gian hàng trên Lazada”, anh Marvin Nguyen, Trưởng nhóm Tiếp thị Kỹ thuật số của Everpia chia sẻ.
Bên cạnh đó, lễ hội mua sắm lớn được sàn đẩy mạnh đầu tư để tăng lượng truy cập, hỗ trợ thương hiệu tiếp cận khách hàng tiềm năng. Những lợi thế từ nền tảng này góp phần vào sự tăng trưởng ổn định của Everpia trên TMĐT.
Cũng theo vị đại diện này, việc đầu tư bán hàng trong các dịp khuyến mại lớn của sàn TMĐT đạt hiệu quả cao. Năm ngoái, tỷ trọng doanh thu từ TMĐT của Everpia chiếm khoảng 5% tổng doanh thu và được kỳ vọng tăng nhanh trong 5 năm tới.
Bên cạnh Everpia, nhiều doanh nghiệp khác chủ động và linh hoạt hơn khi đưa mức chiết khấu, giảm giá mạnh cho khách hàng trên nền tảng số. Bà Lê Thị Hồng Nhung – Quản lý kinh doanh ngành Thương mại điện tử của thương hiệu Tefal – cho biết đơn vị này đã bắt đầu đẩy mạnh mảng kinh doanh online từ cuối năm 2020.
“Tỷ lệ đầu tư của Tefal trong các chương trình khuyến mại ngày càng tăng. Ngoài sản phẩm, dịch vụ tốt, chúng tôi mong muốn mang đến cho người mua mức giá tốt nhất”, bà Nhung cho hay.
Trong lễ hội mua sắm mừng sinh nhật lần thứ 9, Lazada lần đầu áp dụng hình thức voucher tích lũy, kết hợp những ưu đãi từ nhà bán hàng nhằm khuyến khích người tiêu dùng mua sắm nhiều hơn. Qua đó, nhà bán có cơ hội tăng doanh số và tỷ lệ chuyển đổi khách hàng, trong khi sàn tăng tỷ lệ người dùng quay lại ứng dụng di động.
Nhà bán hàng nhỏ khai thác sức mạnh từ lớp tập huấn
Nếu thế mạnh của các thương hiệu lớn là vốn cùng danh tiếng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có ưu thế về sự linh hoạt, nhanh chóng thay đổi để thích nghi tình hình thực tế.
Anh Nguyễn Tiến Trung (sinh năm 1990, Hà Nội) là một trong nhiều người chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Cửa hàng hải sản phải đóng cửa, anh bỗng thất nghiệp và không biết xoay sở việc làm thế nào, khi hầu hết công ty kinh doanh cầm chừng, thậm chí cắt giảm nhân sự.
Không chần chừ, anh quyết định “lên sàn” và chọn ngành hàng gia dụng, đơn giản vì mặt hàng này ai cũng cần. Tuy nhiên, sản phẩm phổ biến ắt có cạnh tranh lớn, nhất là với người chập chững kinh doanh. Lúc này, sự hỗ trợ từ sàn TMĐT rất quan trọng, đó cũng là lý do anh chọn Lazada.
Anh Trung tìm thấy hướng đi mới trên sàn TMĐT Lazada sau khi thất nghiệp vì Covid-19. Ảnh: Phương Lâm. |
“Lazada có đội ngũ hỗ trợ nhà bán hàng mới, sẵn sàng giải đáp thắc mắc. Tôi chỉ cần đăng ký, sau đó sẽ được tư vấn chi tiết từ cách phát triển gian hàng, lựa chọn sản phẩm đến tiếp cận người dùng tiềm năng. Sàn cũng thường xuyên tổ chức lớp tập huấn cho nhà bán hàng mới. Tại đây, tôi được học cách thu hút người dùng, sắp xếp mặt hàng sao cho thật bắt mắt, cũng như được lắng nghe chia sẻ từ những người đi trước thành công trong cộng đồng nhà bán hàng trên Lazada”, anh Trung chia sẻ.
Anh Trung giờ đã vơi phần nào gánh nặng tài chính, thu nhập mỗi tuần đạt 25-30 triệu đồng, thậm chí đạt ngưỡng hàng trăm triệu đồng vào các đợt khuyến mại lớn của sàn. Từ kinh doanh ở Hà Nội, Shop Amberstore trên Lazada của anh mở rộng vào TP.HCM. Nhớ lại hành trình từ ngày đầu, anh Trung cảm thấy may mắn khi chọn được nền tảng tốt để vực dậy kinh tế lúc khó khăn tưởng không thấy lối ra.
Sàn TMĐT mở lối đi cho nhiều nhà bán hàng trong thời điểm dịch Covid-19 bùng phát. |
Không chỉ anh Trung, chính sách hỗ trợ nhà bán hàng hấp dẫn của Lazada còn thu hút nhiều bạn trẻ khởi nghiệp. Bùi Hữu Nghĩa (sinh năm 1999) là một trong số đó. Nam sinh “chấm” nền tảng này ngay từ khi manh nha ý tưởng kinh doanh trên sàn TMĐT. Nghĩa nghĩ: “Bạn bè xung quanh đều đặt hàng trên Lazada, hơn nữa sàn còn có hậu thuẫn vững mạnh. Vậy tại sao không thử?”.
“Lazada có cộng đồng người bán hàng – nơi mọi người dễ dàng chia sẻ, kết nối. Ngoài ra, sàn thường xuyên tổ chức gặp mặt để cập nhật tin tức, kỹ năng và giải đáp rõ ràng. Kinh nghiệm từ nhà bán hàng khác rất có ích để hoàn thiện việc kinh doanh của mình”, Nghĩa cho biết.
Nghĩa trưởng thành hơn khi chở thành chủ gian hàng trên Lazada và luôn nỗ lực mở rộng quy mô kinh doanh. Ảnh: Duy Hiệu. |
Sau hơn một tháng khởi nghiệp trên Lazada, chàng trai trẻ đã thu hồi đủ vốn. Ngay cuối năm đó, Nghĩa trở thành người trẻ tuổi nhất vào top 250 nhà bán hàng có doanh thu cao nhất Lazada.
Với bản thân nam sinh, công việc này “tôi luyện” cậu từ con người đơn giản, ít lo nghĩ trở nên trưởng thành, kiên nhẫn và biết nhìn xa trông rộng. Giờ đây, Nghĩa tự tin “cân” cả việc làm sổ sách, tính toán dòng tiền, kỹ năng đàm phán, thiết kế banner… – những điều trước đây cậu chưa từng nghĩ tới. Không dừng lại ở đó, chàng trai 9X cũng đang ấp ủ dự định xây dựng thương hiệu thời trang thứ 2 cũng trên sàn TMĐT này.
Dù là thương hiệu lớn hay các doanh nghiệp nhỏ, Lazada đều hỗ trợ để nhà bán hàng tiếp cận người dùng dễ dàng hơn. |
Khi kinh doanh trên môi trường TMĐT, tất cả nhà bán hàng từ thương hiệu đến doanh nghiệp vừa và nhỏ đều có hạ tầng trợ giúp hiệu quả từ sàn, để tiếp cận khách hàng trên nền tảng số dễ dàng hơn, qua đó tối ưu quy trình vận hành, kinh doanh.
Trong giai đoạn 2021-2025, TMĐT được dự báo vẫn giữ đà tăng trưởng mạnh, nhất là khi Bộ Công Thương đẩy mạnh triển khai Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT quốc gia. Và với nỗ lực không ngừng sáng tạo trong các hoạt động, chương trình hỗ trợ gian hàng, Lazada hứa hẹn trở thành nơi “chọn mặt gửi vàng” của doanh nghiệp lớn, nhà bán hàng lâu năm lẫn startup.
Lazada
TMĐT
kinh doanh trên TMĐT
kinh doanh online
kinh doanh online thành công
bán hàng trên sàn TMĐT
bán hàng trên Lazada
Theo: Zing News
Comments are closed.