Theo báo cáo của Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, trong năm qua, nhiều tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã bị rà soát lại ngành, nghề kinh doanh để tập trung nguồn lực vào các ngành, nghề sản xuất, kinh doanh chính.
Cụ thể, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) trước khi tái cơ cấu kinh doanh ở các ngành, lĩnh vực như sản xuất, truyền tải, phân phối điện năng, tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, bất động sản, chứng khoán, xây lắp dân dụng và công nghiệp. Sau tái cơ cấu, tập đoàn chỉ tập trung vào 3 ngành chính là sản xuất, truyền tải, phân phối điện năng.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trước tái cơ cấu kinh doanh cả ở các ngành tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, bất động sản, chứng khoán, xây lắp dân dụng và công nghiệp, nhưng sau tái cơ cấu chỉ tập trung vào 5 ngành, lĩnh vực là tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí, lọc – hóa dầu, công nghiệp khí, công nghiệp điện và dịch vụ dầu khí chất lượng cao.
Trong năm qua, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước đã thoái được 9.835 tỷ đồng đầu tư vào 5 lĩnh vực nhạy cảm như bất động sản, chứng khoán, bảo hiểm. Ảnh minh họa. |
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam trước khi tái cơ cấu kinh doanh cả bưu chính, tài chính ngân hàng, bất động sản, chứng khoán, tư vấn thiết kế và xây lắp bưu điện. Sau tái cơ cấu chỉ tập trung vào 3 ngành chính là các sản phẩm, dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin và truyền thông đa phương tiện.
Không chịu kém cạnh, Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam trước khi tái cơ cấu cũng kinh doanh tài chính, bảo hiểm, chứng khoán. Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam trước đây cũng nhảy vào lĩnh vực tài chính, bất động sản, xây lắp, tài chính, bảo hiểm, chứng khoán, cảng hàng không, bóng đá, phát triển đường cao tốc.
Ông lớn ngành viễn thông, Tập đoàn Viettel cũng đầu tư mạnh vào tài chính, bất động sản, xây dựng trước khi tái cơ cấu. Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam không chỉ đầu tư vào tài chính ngân hàng, chứng khoán, bất động sản còn nhảy cả vào lĩnh vực du lịch và xi măng, kho vận, thủy điện và xây dựng.
Tập đoàn Dệt – May Việt Nam cũng không ngoại lệ. Đơn vị cũng kinh doanh chứng khoán, cơ khí, ngân hàng và bất động sản.
Sau tái cơ cấu, các tập đoàn kinh tế trên đã lần lượt thoái vốn ra khỏi các ngành nghề Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp đánh giá là “nhạy cảm” như bất động sản, tài chính ngân hàng, bảo hiểm…
Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam đã thoái 1.736 tỷ đồng, thu về 1.981 tỷ đồng. Tập đoàn công nghiệp Hóa chất Việt Nam đã thoái vốn và thu về 674 tỷ đồng. Tập đoàn Dệt may Việt Nam đã thoái 1.107 tỷ đồng, thu về 1.241 tỷ đồng.
Viettel thoái được 3.026 tỷ đồng, thu về 3.540 tỷ đồng. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam thoái 647 tỷ đồng, thu về 1.036 tỷ đồng. EVN thoái 1.478 tỷ đồng, thu về 1.525 tỷ đồng. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thoái 365 tỷ đồng, thu về 1.140 tỷ đồng. Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam thoái 2.809 tỷ đồng, thu về 3.116 tỷ đồng.
Tổng số tiền các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước đã thoái được khỏi các lĩnh vực nhạy cảm đến nay là 9.835 tỷ đồng, thu được 11.086 tỷ đồng. Trong đó, ở lĩnh vực bất động sản, giá trị thoái vốn là 3.169 tỷ đồng, thu về 3.912 tỷ đồng; bảo hiểm thoái 441 tỷ, thu về 488 tỷ đồng; chứng khoán thoái 358 tỷ đồng, thu về 320 tỷ đồng; tài chính thoái 3.092 tỷ đồng, thu về 3.346 tỷ đồng; ngân hàng thoái 2.777 tỷ đồng, thu về 3.120 tỷ đồng.
Sabeco, Vinasoy, Masan… ‘rủ nhau’ lên sànViệc nhiều ông lớn trong ngành hàng tiêu dùng như Sabeco, Masan Consumer, Đường Quảng Ngãi sẽ lên sàn chứng khoán đang gây sự chú ý lớn của các nhà đầu tư. |
Comments are closed.