Thế giới xử phạt bán ‘chui’, thao túng giá chứng khoán như thế nào?

Theo luật pháp tại nhiều nước phát triển, các hành vi gian lận về kinh tế trong lĩnh vực chứng khoán có thể nhận khung hình phạt rất cao để mang tính răn đe.

Giao dịch “nội bộ” có thể đi tù 20 năm

Theo quy định của Ủy ban chứng khoán và giao dịch Mỹ, hành vi “giao dịch nội bộ” được cơ quan này định nghĩa là việc mua bán cổ phiếu giữa các pháp nhân có mối liên quan tới các thông tin nội bộ của doanh nghiệp niêm yết. Toàn bộ những giao dịch dựa trên những thông tin về hoạt động của doanh nghiệp niêm yết mà chưa được công bố đại chúng, sẽ được quy vào việc vi phạm “giao dịch nội bộ”.

The gioi xu phat ban 'chui', thao tung gia chung khoan nhu the nao? hinh anh 1
Các sàn chứng khoán của Mỹ phạt rất nặng với những hình vi như “giao dịch nội bộ”. Ảnh: Getty.

Đối tượng áp dụng quy định này rất rộng, bao gồm hội đồng quản trị, ban giám đốc, người nội bộ doanh nghiệp, người nhà và bạn bè của các cá nhân trên.

Về mức phạt, các cá nhân và tổ chức có hành vi giao dịch nội bộ có thể chịu mức phạt lên tới 20 năm tù giam và phạt tiền khoảng 25 triệu USD.

Cụ thể, với cá nhân liên quan, phạt tối đa 5 triệu USD; với tổ chức liên quan phạt tối đa 25 triệu USD.

Chậm báo cáo tài chính có thể phải rời sàn

Với hành vi chậm công bố báo cáo tài chính tại Mỹ, mức xử phạt với các doanh nghiệp niêm yết sẽ phụ thuộc vào sàn chứng khoán.

Những doanh nghiệp niêm yết trên sàn New York (NYSE), sau thời gian quy định của sàn (với báo cáo quý là 40-45 ngày và báo cáo năm là 60-95 ngày sau khi kết thúc giai đoạn tài chính) mà doanh nghiệp vẫn không nộp báo cáo tài chính quý hay năm, sàn sẽ cho doanh nghiệp 6 tháng để bổ sung đủ.

Trong thời gian này, sàn sẽ theo dõi quá trình bổ sung báo cáo của doanh nghiệp và vẫn tiếp tục cho cổ phiếu của doanh nghiệp giao dịch tùy theo tình hình. Sau 6 tháng, nếu doanh nghiệp không bổ sung đủ, cổ phiếu sẽ bị ngừng giao dịch và doanh nghiệp sẽ bị yêu cầu rời sàn.

The gioi xu phat ban 'chui', thao tung gia chung khoan nhu the nao? hinh anh 2
Chậm báo cáo tài chính là một trong những lỗi phổ biến nhất trên các sàn chứng khoán. Ảnh: TRG.

Với sàn NASDAQ, quá trình tương tự cũng diễn ra. Sàn sẽ gửi thông báo tới doanh nghiệp và yêu cầu hai bên gặp mặt để phổ biến quá trình bổ sung báo cáo. Nếu sau thời hạn đề ra, doanh nghiệp vẫn không hoàn thiện được lượng báo cáo cần thiết, sàn sẽ dừng giao dịch và yêu cầu doanh nghiệp rời sàn.

Một nghiên cứu do Đại học Southern California và Đại học New York thực hiện, đã chỉ ra rằng thị trường vốn phản ứng tiêu cực với hành vi muộn báo cáo quý hơn là muộn báo cáo năm, đặc biệt là khi nguyên nhân liên quan đến việc kế toán.

Ngoài những hình phạt của sàn, cổ phiếu của các doanh nghiệp chậm báo cáo luôn mất giá ngay sau thông tin doanh nghiệp không thể đưa ra báo cáo tài chính đúng hạn.

Nước láng giềng Philippines có quy định rõ ràng hơn về mức phạt. Ngoài yêu cầu doanh nghiệp bổ sung báo cáo, Ủy ban kiểm soát chứng khoán nước này đưa ra mức phạt khoảng 2.000 USD tùy theo quy mô công ty và số lần vi phạm.

Nếu quá 3 lần vi phạm, doanh nghiệp cũng sẽ không được phép tiếp tục giao dịch cổ phiếu và phải rời sàn.

Vì sao đại gia, sếp lớn rủ nhau bán ‘chui’ cổ phiếu?

Số tiền phạt hiện nay tương đối nhỏ so với số lợi nhuận thu về từ những đợt bán “chui” cổ phiếu là lý do khiến thị trường chứng khoán Việt đang gặp vấn đề về thao túng giá.

Posted on Tháng Mười Một 17, 2017 in Tin tức

Share the Story

Back to Top