Rút giải thưởng 1 tỷ đồng, Con Cưng vẫn nói sản phẩm 100% chính hãng

Trao đổi với Zing.vn, đại diện Con Cưng cho biết hãng này không rút lại các thông báo trước đó đã từng đăng lên website.

Muộn nhất tuần sau có kết luận sai phạm của Con Cưng

Theo vị này, khách hàng vẫn có thể tìm kiếm các thông báo đã được Con Cưng phát đi vào những ngày trước. Con Cưng khẳng định có đầy đủ 100% chứng từ, hóa đơn nhập khẩu chính hãng của mọi nhãn hàng từ các nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp.

“Quý khách hàng có thể kiểm tra nội dung này thông qua việc liên hệ trực tiếp hoặc tra cứu thông tin trên hệ thống website, Facebook của nhà sản xuất, nhà cung cấp đang làm việc với Con Cưng”, thông báo trước đó mà Con Cưng đã từng đăng tải ngày 28/7.

Riêng giải thưởng 1 tỷ đồng doanh nghiệp này đã “treo” cho khách nào tìm được sản phẩm không đúng xuất xứ, nhãn mác, đại diện Con Cưng thừa nhận việc treo giải thưởng là không phù hợp trong bối cảnh đoàn kiểm tra đến làm việc. Do đó, Con Cưng xin rút việc này.

Rut giai thuong 1 ty dong, Con Cung van noi san pham 100% chinh hang hinh anh 1
Nhiều chuyên gia đặt dấu hỏi về trách nhiệm của lực lượng quản lý thị trường. Ảnh: Lê Quân.

Mặc khác, đại diện Con Cưng khẳng định trong thời điểm hiện tại, đoàn kiểm tra của Bộ Công Thương vẫn đang trong quá trình kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp theo quyết định. Doanh nghiệp đang phối hợp với đoàn kiểm tra để đạt kết quả sớm nhất.

Vị này cũng nhấn mạnh nếu hoàn tất quá trình kiểm tra thì cơ quan chức năng có thể có báo cáo sớm nhất vào cuối tuần hoặc đầu tuần sau.

7 sai phạm tại chuỗi siêu thị Con Cưng?

Trước đó, ngày 31/7, tại cuộc họp báo của Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban chỉ đạo 389), đại diện Cục quản lý thị trường (Bộ Công Thương) có công bố kết luận ban đầu về vụ Con Cưng và chỉ ra 7 sai phạm.

Một là, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu nhưng tại thời điểm kiểm tra các cửa hàng chưa xuất trình được hóa đơn, chứng từ.

Hai là, kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi sản xuất trong nước “Made in VietNam” nhưng ngôn ngữ trình bày về xuất xứ của hàng hóa không phải bằng tiếng Việt.

Ba là, kinh doanh hàng hóa mà sử dụng nhãn giấy dán mang nội dung khác đè lên nhãn gốc in trên sản phẩm.

Bốn là, kinh doanh hàng hóa là túi nylon đựng sữa ghi sử dụng công nghệ Đức nhưng không ghi xuất xứ của hàng hóa.

Năm là, có dấu hiệu là kinh doanh hàng hóa chưa được phép lưu hành.

Sáu là, kinh doanh nhiều loại hàng hóa có nhãn không ghi đầy đủ các nội dung theo quy định.

Bảy là, các cửa hàng đang thực hiện rất nhiều chương trình khuyến mại nhưng chưa xuất trình được các giấy tờ có liên quan theo quy định, có dấu hiệu vi phạm trong hoạt động khuyến mại.

Tuy nhiên, đại diện Con Cưng khẳng định với Zing.vn doanh nghiệp này chưa nhận được kết luận kiểm tra của cơ quan chức năng.

Rut giai thuong 1 ty dong, Con Cung van noi san pham 100% chinh hang hinh anh 2
Con Cưng từng treo giải thưởng 1 tỷ đồng cho người phát hiện đơn vị này nhập hàng không chính hãng.

“Thông tin về việc cơ quan chức năng chỉ ra 7 sai phạm của Con Cưng đã và đang gây ảnh hưởng nặng nề tới hoạt động kinh doanh, làm người tiêu dùng hoang mang, tẩy chay hàng hóa, gây thiệt hại đến uy tín và thương hiệu của Con Cưng. Chúng tôi sẽ có giải trình cụ thể”, đại diện Con Cưng nói.

Hiện Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM đã tạm giữ sản phẩm có dấu hiệu vi phạm để tiếp tục thẩm tra, xác minh, làm rõ và xử lý đúng theo quy định, chứ không phải tịch thu sản phẩm của doanh nghiệp.

Theo ông Nguyễn Văn Bách, Phó chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) TP.HCM, sau khi kiểm tra 88 điểm, cơ quan này đang tạm giữ gần 120.000 sản phẩm của Con Cưng gồm các nhóm hàng như: quần áo, tã, giày dép, vật dụng cho mẹ, đồ chơi trẻ em, mỹ phẩm, sữa bột…

Hệ thống siêu thị bán lẻ Con Cưng (Concung.com) ra đời năm 2011, hiện có 350 cửa hàng (trong đó có 33 cửa hàng ToyCity) kinh doanh 10.000 sản phẩm cho mẹ và bé. Doanh nghiệp này kỳ vọng sẽ đạt con số 500 cửa hàng vào 2018 và 1.000 cửa hàng vào năm 2012. Hiện Con Cưng có khoảng 600.000 khách hàng mỗi tháng và đặt tham vọng 1 triệu khách hàng mỗi tháng vào cuối năm nay.

Với sản phẩm may mặc cho bà bầu và trẻ em, doanh nghiệp cho biết đang kinh doanh khoảng 70% hàng trong nước, 30% hàng từ Thái Lan bằng cách đặt hàng đối tác Thái gia công.

Con Cưng tuyên bố tặng 1 tỷ đồng cho ai tìm ra hàng không chính hãng

Vướng nghi vấn về hàng hóa không rõ nguồn gốc, mới đây, Con Cưng đã phát thông báo tặng 1 tỷ đồng cho người đầu tiên phát hiện công ty này nhập hàng không chính hãng.

  • Hoàng Khải

    Hoàng Khải

    Hoàng Khải được biết đến khi kinh doanh thành công ở một số lĩnh vực như tơ lụa, bất động sản, nhà hàng cao cấp. Ông là chủ một số nhà hàng cao cấp tại TP.HCM như Au Menoir de Khai, Ming Dynasty, Nam Phan chuyên ẩm thực Việt Nam; Cham Charm, Trois Pommes chuyên ẩm thực Pháp; Tao lI chuyên về hải sản; London Steak House, Khai’s Brothers và That’s Café. Ông Khải là người chơi xe có tiếng và sở hữu nhiều dinh thự xa hoa.

    Bạn có biết: Từ năm 2015, Hoàng Khải là đại sứ của tổ chức bảo vệ động vật hoang dã toàn cầu tại Việt Nam (WildAid)

    • Ngày sinh: 1/11/1963
    • Chức vụ: Chủ tịch Tập đoàn Khaisilk
  • Khaisilk

    Khaisilk là thương hiệu của Tập đoàn Khaisilk được biết đến với ông chủ là Hoàng Khải. Khaisilk có nhiều lĩnh vực ngành nghề kinh doanh như bất động sản, kinh doanh thời trang, nhà hàng cao cấp… Khaisilk có một số công ty con như: Công ty cổ phần Đầu tư Khaisilk; Công ty TNHH Khải Đức; Công ty TNHH Phở Ông Khải (Phở Ông Khải); Doanh nghiệp tư nhân Hoàng Khải…

    • Trụ sở: Số 6 Phan Văn Chương, phường Tân Phú, quận 7, TP.HCM
    • Người sáng lập và Chủ tịch HĐQT: Hoàng Khải
  • Bộ Công Thương

    Bộ Công Thương là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại, bao gồm các ngành và lĩnh vực: cơ khí, luyện kim, điện, năng lượng mới, năng lượng tái tạo, dầu khí, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác, thương mại và thị trường trong nước; xuất nhập khẩu, thương mại biên giới, phát triển thị trường ngoài nước, quản lý thị trường, xúc tiến thương mại, thương mại điện tử, dịch vụ thương mại, hội nhập kinh tế quốc tế, quản lý cạnh tranh, áp dụng các biện pháp tự vệ, chống bán phá giá, chống trợ cấp, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

    Bạn có biết: Bộ Công Thương ban đầu có tên là Bộ Kinh tế, được đổi tên thành Bộ Công thương lần đầu ngày 14/5/1951. Sau nhiều lần chia tách, ngày 31/7/2007 được hợp nhất lại từ Bộ Công nghiệp và Bộ Thương mại.

    • Thành lập: 28/8/1945
    • Trụ sở chính: 54 Hai Bà Trưng, Hà Nội

Posted on Tháng Tám 2, 2018 in Tin tức

Share the Story

Back to Top