Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã xử phạt hành chính với một cá nhân và 4 doanh nghiệp sau khi phát hiện sai phạm trong lĩnh vực chứng khoán.
Các doanh nghiệp chủ yếu mắc lỗi không bố thông tin hoặc công bố không đúng thời hạn. Ảnh: Hoàng Hà. |
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) tuần qua đã ban hành hàng loạt quyết định xử phạt hành chính đối với các cá nhân, doanh nghiệp do vi phạm công bố thông tin và giao dịch cổ phiếu không đăng ký.
Gần nhất, ông Lại Trung Dũng (trú tại Thanh Xuân, Hà Nội) bị phạt 100 triệu đồng do có hành vi không đăng ký chào mua công khai theo quy định với mã cổ phiếu TEL (Công ty CP Phát triển công trình Viễn Thông).
Cụ thể, ngày 7/7/2021, ông Dũng mua chui 83.400 cổ phiếu TEL dẫn đến số lượng nắm giữ sau khi giao dịch là 1,3 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 26,287% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của TEL. Ông Dũng vốn là một cổ đông lớn của TEL.
Không chỉ xử phạt hành chính, ông Dũng bị buộc từ bỏ quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện được ủy quyền trên số cổ phần có được từ hành vi vi phạm. Cá nhân này cũng bị buộc bán cổ phiếu để giảm tỷ lệ nắm giữ xuống dưới mức phải chào mua công khai đối với hành vi vi phạm trong thời hạn tối đa 6 tháng kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực thi hành.
Ngoài cá nhân trên, UBNCKNN còn ghi nhận 4 doanh nghiệp có sai phạm trong hoạt động chứng khoán. Công ty Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT) bị phạt 85 triệu đồng vì không báo cáo các tài liệu theo quy định: Báo cáo tài chính cả 4 quý năm 2021, năm 2022; Báo cáo tài chính soát xét 6 tháng năm 2021, 2022; Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021, năm 2022; văn bản giải trình của công ty đối với ý kiến ngoại trừ của tổ chức kiểm toán tại Báo cáo tài chính năm 2020, năm 2021 đã được kiểm toán; báo cáo không đúng thời hạn theo quy định các tài liệu: Báo cáo tài chính năm 2020, năm 2021 đã được kiểm toán.
Công ty CP Cấp thoát nước Lạng Sơn (NLS) bị phạt tổng cộng 160 triệu đồng, trong đó 85 triệu đồng là tiền phạt cho hành vi không công bố các tài liệu theo quy định (Nghị quyết số 03/NQ-HĐQT ngày 06/5/2021 về việc thay thế người đại diện theo pháp luật); công bố thông tin không đúng thời hạn với giải trình ý kiến kiểm toán ngoại trừ trên báo cáo kiểm toán, báo cáo tài chính năm 2021.
Doanh nghiệp còn bị phạt 15 triệu đồng vì không bổ nhiệm người phụ trách quản trị công ty. Ngoài ra còn bị phạt thêm 60 triệu đồng vì công bố thông tin không đầy đủ nội dung theo quy định. Cụ thể, Báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2021 không trình bày giao dịch giữa công ty với cổ đông lớn là Công ty CP Quốc tế Sơn Hà.
Một doanh nghiệp khác là Công ty CP Mía đường Cần Thơ bị phạt 85 triệu đồng vì không công bố nhiều tài liệu gồm báo cáo tài chính quý, báo cáo tài chính soát xét 6 tháng đầu năm, báo cáo thường niên cho năm tài chính, báo cáo tình hình quản trị công ty… trong một số giai đoạn của năm 2021-2022.
Công ty cũng báo cáo không đúng thời hạn các tài liệu như Báo cáo tài chính riêng và hợp nhất cho năm tài chính kết thúc vào ngày 30/6/2021 và ngày 30/6/2022 đã được kiểm toán, Báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2021.
UBCKNN cũng phạt Công ty CP Licogi 166 (LCS) 85 triệu đồng vì không công bố hàng loạt tài liệu gồm Báo cáo tài chính bán niên năm 2021 đã soát xét; Báo cáo tài chính quý 4/2021; Báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2021; Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021; Báo cáo thường niên năm 2021; Báo cáo tài chính quý I/2022; Báo cáo tài chính quý II/2022; Báo cáo tình hình quản trị công ty 6 tháng đầu năm 2022; Báo cáo tài chính bán niên 2022 đã soát xét; Báo cáo tài chính quý III/2022; Báo cáo tài chính quý IV/2022; Báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2022, Báo cáo tài chính năm 2022 đã kiểm toán.
Licogi 166 cũng công bố thông tin không đúng thời hạn với Báo cáo thường niên năm 2020; Báo cáo tài chính quý I/2021; Báo cáo tài chính quý III/2021.
Chuyên gia: Chưa có khung pháp lý hoàn thiện cho fintechTheo các chuyên gia, dù fintech đã xuất hiện từ nhiều năm và liên tục bùng nổ thời gian gần đây, chưa quốc gia nào trên thế giới xây dựng hệ thống pháp lý đầy đủ. |
Nhiều người mua bảo hiểm nhưng không quan tâm nội dung hợp đồngChuyên gia cho rằng việc nắm rõ quyền lợi, điều khoản lẫn nghĩa vụ trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ rất cần thiết. Đây là căn cứ pháp lý bảo vệ người dùng khi xảy ra tranh chấp. |
Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu…
xử phạt chứng khoán
sai phạm chứng khoán
CTCP Quốc tế Sơn Hà
chứng khoán
xử phạt
ủy ban chứng khoán
mua chui cổ phiếu
công bố thông tin
Theo: Zing News
Comments are closed.