Theo tố cáo từ người dân trong vụ dự án iFan lừa đảo 15.000 tỷ đồng mới đây, Công ty Cổ phần Modern Tech được giới thiệu là ủy quyền của dự án iFan và Pincoin tại Việt Nam và là đơn vị phụ trách, tổ chức nhiều hội thảo, sự kiện để quảng bá cho dự án huy động này.
Modern Tech đăng ký mã số thuế ngày 5/10/2017, cùng thời điểm dự án iFan bắt đầu triển khai các hoạt động quảng bá đầu tiên.
Công ty đã tổ chức nhiều sự kiện tại Hà Nội và TP.HCM và các vùng nông thôn để huy động vốn thông qua việc ICO (phát hành tiền ảo), kêu gọi nhà đầu tư mua tiền ảo iFan kèm theo lời cam kết lợi nhuận 48%/tháng, thời gian hoàn vốn tối đa 4 tháng. Nếu lôi kéo thêm nhà đầu tư mới sẽ được hưởng thêm 8% số tiền từ người mới tham gia.
Mô hình đa cấp kim tự tháp, nơi những người tham gia sau cùng chịu rất nhiều rủi ro. Ảnh:Medium. |
Mô hình của dự án đa cấp này tương đồng với mô hình “đa cấp Ponzi” hình kim tự tháp. Bên cạnh đó, người đầu tư còn được cam kết rằng giá trị iFan sẽ tăng mỗi ngày, do sự ký kết liên tục với các ca sĩ nổi tiếng tại Việt Nam.
Theo tìm hiểu của Zing.vn, ông chủ của Công ty Cổ phần Modern Tech còn khá trẻ, mới sinh năm 1988. Người này tên Hồ Xuân Văn, có hộ khẩu thường trú tại thị trấn A lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên – Huế nhưng sinh sống tại tòa nhà Sarini, khu đô thị Sala, phường An Lợi Đông, quận 2, TP.HCM.
Ông Văn là Tổng giám đốc, đồng thời là người đại diện theo pháp luật của Modern Tech. Ông này cũng chính là cổ đông lớn thứ 2, góp 13 tỷ đồng trong tổng số 100 tỷ đồng vốn góp ban đầu của Modern Tech.
Ngoài ông chủ 8X, công ty bị tố đứng sau dự án lừa đảo 15.000 tỷ đồng còn có 7 cổ đông khác, trong đó cổ đông lớn nhất là ông Vũ Hữu Lợi (Yên Sơn, Tuyên Quang) góp 15 tỷ đồng, tương đương 15% vốn điều lệ doanh nghiệp. Còn lại 6 cá nhân bao gồm ông Hồ Phú Ty (Hiệp Ninh, TP Tây Ninh); Lưu Trọng Tuấn (quận 8, TP.HCM); Lương Huỳnh Quốc Huy (Đức Hòa, Long An); Nguyễn Đức Trọng (Xuân Lộc, Đồng Nai); Nguyễn Trung Hiếu (Đà Lạt, Lâm Đông) và bà Bùi Thị Ngọc Mỹ (Dĩ An, Bình Dương) mỗi người góp 12 tỷ đồng, tương đương 12% vốn và lợi ích tại Modern Tech.
Cổ đông Lương Huỳnh Quốc Huy cũng chính là thành viên một dự án đa cấp khác của Công ty đa cấp Unicity Việt Nam, có giấy chứng nhận bán hàng đa cấp.
Ngoài Unicity và Modern Tech, ông Lương Huỳnh Quốc Huy còn có doanh nghiệp riêng tại quê nhà Đức Hòa, Long An, là Công ty TNHH MTV Lương Kim Phát. Lương Kim Phát được thành lập năm 2012, nhưng đến nay đã ngừng hoạt động kinh doanh và cũng chưa hoàn thành thủ tục đóng mã số thuế.
8 ông bà chủ của Modern Tech đã thống nhất thành lập doanh nghiệp từ ngày 31/10/2017, với lĩnh vực kinh doanh chính là thiết kế website. Công ty thuê trụ sở tại tòa nhà Vietcomreal (quận 1, TP.HCM), do Công ty cổ phần Replus quản lý.
Cách thức giúp iFan huy động hơn 15.000 tỷ đồng. Đồ họa: Nhân Lê. |
Mới đây, Replus đã chính thức đơn phương chấm dứt hợp đồng và buộc công ty đa cấp này phải rời khỏi trụ sở làm việc.
Lý do chấm dứt hợp đồng, buộc Modern Tech rời khỏi trụ sở được giải thích căn cứ vào sự việc diễn ra vào 10h30 ngày 8/4 có một số người đến liên hệ và tố cáo công ty Modern Tech về hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của nhóm phát triển iFan. Sự việc gây ồn ào, mất trật tự, làm ảnh hưởng đến hình ảnh chung cho cộng đồng doanh nghiệp khác hoạt động tại toà nhà.
Trong khi đó, UBND TP.HCM cũng đã có văn bản chỉ đạo tới các cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra đường dây tiền mã hóa đa cấp, với số tiền huy động được cho là lên đến 15.000 tỷ đồng này.
Tuổi Trẻ dẫn lời đại diện Cục Thuế TP.HCM cho biết sau hơn 4 tháng hoạt động, Công ty Modern Tech đã nộp thuế môn bài 1,5 triệu đồng và chưa đăng ký sử dụng hóa đơn. Doanh nghiệp này cũng chưa phải kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp.
Cũng theo đại diện này, ngày 7/3, Modern Tech đã gửi thông báo xin tạm ngưng hoạt động, chờ làm thủ tục đóng mã số thuế.
Sắp tới bộ phận kiểm tra của Cục Thuế TP.HCM sẽ kiểm tra doanh nghiệp. Theo quy định, từ khi doanh nghiệp nộp đầy đủ hồ sơ xin giải thể, trong 45 ngày sau cơ quan thuế sẽ ban hành quyết định kiểm tra.
Lãi suất iFan 576%/năm: Gấp 80 lần gửi ngân hàng, 50 lần đầu tư vàngMức lãi suất mà dự án iFan cam kết trả khách là 48%/tháng, tương đương 576%/năm, cao gấp 50-80 lần lãi suất gửi ngân hàng hoặc lợi nhuận từ các kênh như vàng, ngoại tệ. |
Người đầu tư dự án iFan bị tố lừa 15.000 tỷ khó có thể lấy lại tiềnTheo chuyên gia, người đầu tư vào dự án iFan khó lấy lại tiền của mình, thậm chí để khởi tố công ty đứng sau dự án cũng phải có đủ bằng chứng theo quy định pháp luật. |
Comments are closed.