Nữ đại gia Trung Quốc vung tiền cho thời trang công sở xa xỉ

Theo Global Rich List 2018 của Hurun, Bắc Kinh là kinh đô tỷ phú của thế giới. Trung Quốc gây ấn tượng không chỉ nhờ sự tăng trưởng đáng kinh ngạc (nước này mới bổ sung 210 tỷ phú mới vào danh sách giới siêu giàu) mà còn có nhiều tỷ phú nữ.

Trong số 184 tỷ phú nữ tự thân toàn cầu, 78% tỷ phú nữ đến từ Trung Quốc. Thống kê chỉ ra phụ nữ Trung Quốc thường phụ trách các công việc đòi hỏi năng lực cao, họ là những người thúc đẩy các ngành công nghiệp như ôtô xa xỉ.

Theo báo cáo tiêu thụ năm 2017 của Mafengwo, du khách nữ Trung Quốc chi gấp 4,6 lần du khách nam để mua sắm.

Theo báo cáo Wealth Report Asia 2018 của ngân hàng tư nhân đa quốc gia Thụy Sĩ Julius Baer, số lượng phụ nữ có vị trí cao tại Trung Quốc đang gia tăng mạnh mẽ.

Nu dai gia Trung Quoc vung tien cho thoi trang cong so xa xi hinh anh 1
Tỷ phú nữ Trung Quốc vung tiền mua sản phẩm của các nhãn hàng xa xỉ như Dior, Chloé. Ảnh: Sina.

Malaysia và Trung Quốc là hai quốc gia trong khu vực có 35% doanh nghiệp để phụ nữ phụ trách các vị trí quản lý cấp cao. Tiêu dùng phát triển và sự trỗi dậy của hệ thống sheconomy (nền kinh tế phụ nữ) đã thúc đẩy doanh số nhãn hàng xa xỉ.

Những người phụ nữ như “Đệ nhất phu nhân Trung Quốc Bành Lệ Viện, Giám đốc điều hành Apple tại Trung Quốc Isabel Ge Mahe, CEO Morgan Stanley khu vực Trung Quốc Wei Christianson, CEO Ctrip Jane Jie Sun được đánh giá là đang định hình lại thị trường Trung Quốc và toàn cầu.

Các mặt hàng mà những người phụ nữ này sử dụng trở nên đắt hàng trên mạng. Họ thậm chí còn xây dựng các thương hiệu. Nhà may Ma Ke đã trở thành tên tuổi quen thuộc sau khi là nhà thiết kế yêu thích của bà Bành Lệ Viên.

Trang phục thể hiện quyền lực của phụ nữ đã có mặt từ lâu trong xã hội Trung Quốc. Các cá nhân thể hiện địa vị và quyền lực thông qua những bộ trang phục tinh xảo, phong cách độc đáo.

Trong thời đại mới, các nhà lãnh đạo nữ thể hiện thành công của họ qua những bộ đồ thiết kế vừa vặn, phụ kiện sang trọng và trang phục công sở.

Nu dai gia Trung Quoc vung tien cho thoi trang cong so xa xi hinh anh 2
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và phu nhân Brigitte Macron cùng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và bà Bành Lệ Viên. Ảnh: AP.

Theo Wall Street Journal, “thời trang quyền lực công sở đã phát triển kể từ bộ phim Working Girl vào năm 1988, khi Sigourney Weaver đã làm thay đổi Wall Street bằng chiếc áo blazer độn vai táo bạo”. Và cuộc cách mạng thậm chí còn nổi bật hơn ở Trung Quốc.

Các nữ doanh nhân Trung Quốc lựa chọn Armani, sản phẩm của nhà thiết kế thời trang sang trọng Lulu Liu, hoặc các thương hiệu xa xỉ nổi tiếng với những chiến dịch nữ quyền như Chloé, Dior và Celine.

Nhìn rộng ra, các thương hiệu cao cấp nên tập trung vào thế hệ millennial và tầng lớp trung lưu đang mở rộng nhanh chóng. Nhưng cụ thể hơn, phụ nữ quyền lực ở Trung Quốc thực sự muốn gì?

Trên thực tế, việc phát hành các bộ phim lịch sử về những nhân vật nữ quyền lực như Sở Kiều trong Sở Kiều truyện, Bạch Thiển ở Tam sinh tam thế Thập lý đào hoa, Mạnh Phù Dao trong Phù Dao hoàng hậu đã truyền thông mạnh mẽ về hình ảnh độc lập, kiên cường và mạnh mẽ của phụ nữ Trung Quốc.

Thêm vào đó, những chiến dịch truyền thông xã hội như #MeToo hay #RiceBunny cho thấy tinh thần nữ quyền của Trung Quốc đang gia tăng, theo cách riêng biệt.

Nghiên cứu của Taobao cho thấy doanh số những bộ đồ quyền lực của phụ nữ chứng kiến mức tăng 317% trong quý I/2019.

Theo: Zing News

Posted on Tháng Mười Một 12, 2019 in Tin tức

Share the Story

Back to Top