Ông Võ Thám, Phó chủ tịch HĐND huyện Bình Sơn, cho hay công trường thưa thớt người lao động, tiến độ thi công nhà máy chậm kéo dài nhiều năm qua. “Chúng tôi lo ngại công nghệ nhà máy lạc hậu, nhiều thiết bị hoen gỉ. Để lâu ngày chưa lắp ráp, mưa xuống thiết bị gỉ sét chảy nước vào lòng đất ảnh hưởng nguồn nước nguy cơ gây tổn hại sức khỏe người dân. Mặt khác việc xây nhà máy “xóa sổ” đường dân sinh của hàng chục hộ dân trồng keo; nhiều mồ mả bị bồi lấp, ruộng không sản xuất được kéo dài nhưng doanh nghiệp chỉ mới hỗ trợ 1 lần…gây bức xúc cho nhân dân”, ông Thám nói.
Ngày 8/5, tại buổi tiếp xúc cử tri HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021, bà Hà Thị Anh Thư, Bí thư Huyện ủy huyện Bình Sơn khẳng định nhà máy giấy xây ở xã Bình Phước phải đảm bảo môi trường nếu không thì đóng cửa không bồi thường. Những thiết bị của nhà máy có đúng tiêu chuẩn công nghệ Châu Âu và đảm bảo an toàn môi trường hay không ? Người dân hoang mang, lo lắng đã chụp gửi hình ảnh thiết bị cũ nát gửi lên cho huyện ủy phản ánh.
“Doanh nghiệp mua về giờ bảo không dùng công nghệ đó thì tôi không biết. Sau đó họ sơn lại để lắp ráp, bà con nhân dân cần tiếp tục giám sát để kiến nghị xử lý”, vị Bí thư Huyện ủy yêu cầu.
Hồ Thái Cân có 50 ha rừng dừa nước ví như “lá phổi xanh” điều hòa không khí trong lành của Khu kinh tế Dung Quất. Giờ Tỉnh giao cho nhà đầu tư làm hồ chứa nước cho nhà máy giấy, liệu trồng bù diện tích dừa thay thế biết bao giờ mới được khu rừng dừa cổ thụ đẹp như vậy. Bà Thư nhấn mạnh phát triển dự án hay kinh tế xã hội gì chăng nữa cũng phải trên cơ sở lợi ích của người dân.
Comments are closed.