Nếu sửa luật, không dự án quốc gia nào còn phải trình Quốc hội?

Sáng 27/5, Quốc hội có phiên thảo luận chung tại hội trường về dự án luật Đầu tư công (sửa đổi). Dù qua nhiều phiên thảo luận, việc điều chỉnh tiêu chí phân loại dự án quan trọng quốc gia trong dự luật này vẫn còn có ý kiến khác nhau.

‘Chưa thuyết phục’

Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án luật này, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Nguyễn Đức Hải cho biết có nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị giữ nguyên các tiêu chí về tổng mức đầu tư trong phân loại các dự án như hiện hành.

Neu sua luat, khong du an quoc gia nao con phai trinh Quoc hoi? hinh anh 1
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Nguyễn Đức Hải. Ảnh: Minh Quân.

Ông dẫn thực tế thời gian qua, việc phân cấp đầu tư công cơ bản ổn định. Hơn nữa, tiêu chí phân loại dự án quan trọng quốc gia với mức vốn 10.000 tỷ đồng không phát sinh vướng mắc. Nếu điều chỉnh theo đề xuất của Chính phủ sẽ gây xáo trộn lớn trong chuyển dịch phân loại, quản lý dự án.

Trong khi đó, Chính phủ và một số đại biểu Quốc hội đề nghị điều chỉnh dự án quan trọng quốc gia từ mức vốn 10.000 tỷ lên 20.000 tỷ đồng với lý do để phù hợp với biến động giá cả và quy mô dự án.

Quan điểm được Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa ra nghiêng về phương án giữ nguyên như luật hiện hành.

Quốc hội vốn quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, mà lại không được quyết dự án nào là bất hợp lý.

ĐB Hoàng Quang Hàm

Đại biểu Hoàng Quang Hàm, Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính – Ngân sách, đồng tình quan điểm của Thường vụ Quốc hội, bởi ông cho rằng không có những biến động theo luật để điều chỉnh.

“Mức vốn 10.000 tỷ đồng không bất cập. Quốc hội khóa XIII và XIV chỉ có 2 dự án trình Quốc hội. Một quốc gia đang phát triển mà 10 năm chỉ có 2 dự án quan trọng là quá ít, điều chỉnh tăng lên 20.000 tỷ đồng có thể không còn dự án nào trình Quốc hội”, ông Hàm phân tích.

Vị này cũng cho rằng nếu điều chỉnh như vậy, Quốc hội vốn quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, mà lại không được quyết dự án nào là bất hợp lý. Đại biểu cũng chỉ ra ưu điểm nếu dự án trình Quốc hội sẽ có ngay mức vốn và chắc chắn được bố trí đủ vốn, có ngay các chính sách đặc thù…

Ông cho rằng việc lý giải mức vốn 10.000 tỷ đồng hiện nay bất hợp lý, sau đó tính thêm trượt giá, tăng trưởng, dự báo cho tương lai để đưa lên 20.000 tỷ đồng là không thuyết phục.

Neu sua luat, khong du an quoc gia nao con phai trinh Quoc hoi? hinh anh 2
ĐB Hoàng Quang Hàm cho rằng lý do điều chỉnh vốn đưa ra chưa thuyết phục.

Ông cho rằng mức vốn 10.000 tỷ đồng giai đoạn trước là cao, vì trong 10 năm chỉ có 2 dự án đạt tiêu chí quan trọng quốc gia. Thậm chí đại biểu Hàm cho rằng sẽ hợp lý nếu giai đoạn trước mức vốn để xác định tiêu chí dự án quan trọng quốc gia chỉ là 5.000-6.000 tỷ đồng và mỗi một giai đoạn 5 năm có khoảng 2 đến 3 dự án trình Quốc hội.

“Và bây giờ tính thêm tăng trưởng, trượt giá, dự báo cho tương lai, đưa lên 10.000 tỷ đồng là phù hợp”, ông Hàm đưa ra tính toán.

Từ những cơ sở đó, ông đề nghị giữ nguyên tiêu chí phân loại dự án quan trọng quốc gia.

Tranh cãi thẩm quyền quyết định danh mục, mức vốn

Vị đại biểu tỉnh Phú Thọ cũng đánh giá việc đặt ra vấn đề sửa đổi thẩm quyền quyết định danh mục, mức vốn trong dự án luật sửa đổi là chưa đánh giá kỹ tác động.

Ông dẫn lại quy định hiện hành đã rất khả thi và linh hoạt. Theo đó, khi Chính phủ trình Quốc hội kế hoạch đầu tư công trung hạn phải có danh mục, mức vốn cho từng dự án. Tuy nhiên, việc quyết định danh mục, mức vốn cụ thể không quy định rõ Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội hay Chính phủ quyết định. Nói cách khác, quy định tách biệt việc trình để Quốc hội xem xét, thảo luận và việc quyết định.

Thẩm quyền quyết định danh mục, mức vốn giao cho Quốc hội hay Chính phủ thì Chính phủ vẫn phải làm từ đầu đến cuối.
ĐB Bùi Văn Xuyền

Ông cho rằng Quốc hội sẽ thảo luận về danh mục, mức vốn do Chính phủ trình. Nếu đủ điều kiện, đúng quy định, Quốc hội sẽ quyết định. Nếu chưa Quốc hội có thể giao cho Chính phủ chuẩn bị thêm trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định hoặc cho ý kiến để Chính phủ hoàn thiện, quyết định và chịu trách nhiệm. Việc này đã thực hiện như giai đoạn 2016-2020.

“Quốc hội quyết định danh mục, mức vốn cho từng dự án là hoàn toàn khả thi, không mất thời gian nếu Chính phủ chuẩn bị kỹ lưỡng, đúng nguyên tắc, định hướng”, ông Hàm nhấn mạnh.

Ông khẳng định để Quốc hội quyết định mới bảo đảm thực hiện đầy đủ quyền hạn về phân bổ ngân sách Trung ương, vì dự án là linh hồn của kế hoạch đầu tư. Xem xét kế hoạch đầu tư mà không xem xét từ dự án, mức vốn cho từng dự án thì chỉ là hình thức.

Neu sua luat, khong du an quoc gia nao con phai trinh Quoc hoi? hinh anh 3
Đại biểu Bùi Văn Phương (Ninh Bình). Ảnh: Minh Quân.

Từ những lý do đó, ông Hàm cho rằng đề xuất trao thẩm quyền quyết định danh mục, mức vốn cho Chính phủ vì lý do mất thời gian, phát sinh thủ tục và số lượng dự án nhiều là không thuyết phục.

“Nếu Chính phủ chuẩn bị tốt thì sẽ không có vướng mắc gì”, ông Hàm khẳng định.

Trong khi đó, Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật Bùi Văn Xuyền đánh giá đến nay, luật vẫn còn quá nhiều vấn đề.

Theo ông Xuyền, thẩm quyền quyết định danh mục, mức vốn giao cho Quốc hội hay Chính phủ thì Chính phủ vẫn phải làm từ đầu đến cuối. Nếu giờ nói giao cho Chính phủ thuận lợi hơn thì không thuyết phục. Vì thế, ông đề nghị giữ nguyên như hiện hành, thẩm quyền vẫn thuộc về Quốc hội.

Góp ý vào dự luật này, đại biểu Bùi Văn Phương (Ninh Bình) cho rằng luật đầu tư công “là bước thụt lùi của cải cách”, vì có quá nhiều thủ tục hành chính.

Ông dẫn chứng sân bay Vân Đồn do tư nhân đầu tư làm rất nhanh, trong khi các dự án đầu tư công của ta lại quá chậm vì nhiều thủ tục, chưa phân cấp, phân quyền.

Theo: Zing News

Posted on Tháng Năm 28, 2019 in Tin tức

Share the Story

Back to Top