Bà Trúc Nguyễn – Tổng giám đốc ShopBack Việt Nam cho rằng gen Z sẽ là nhóm người dùng tiềm năng trong tương lai.
Sự gia tăng người trẻ với các thói quen sử dụng điện thoại thông minh, Internet và thương mại điện tử là một trong những lý do chính đưa ShopBack về Việt Nam. Sau thời gian ngắn ra mắt, nền tảng hoàn tiền nổi tiếng châu Á – Thái Bình Dương này đã đạt hơn 1,2 triệu người dùng với tổng số tiền hoàn trên 22 tỷ đồng, số liệu được cập nhật đến quý I.
Với bà Trúc Nguyễn, đây là những dấu hiệu tăng trưởng tốt, cho thấy tiềm năng của mô hình mới này với giới trẻ Việt Nam.
Bà Nguyễn Ngọc Trúc – Tổng giám đốc ShopBack Việt Nam. |
– ShopBack có mặt tại Việt Nam từ cuối năm 2019, để hiểu hơn về mô hình hoàn tiền, bà có thể giải thích rõ hơn về cách hoạt động của doanh nghiệp?
– Chúng tôi đang hiện diện tại 9 quốc gia với đà tăng trưởng tích cực, trong đó mô hình hoàn tiền là dịch vụ cốt lõi nền tảng, được áp dụng ở tất cả thị trường bởi nhu cầu có sẵn của người tiêu dùng và khả năng đáp ứng của đối tác.
ShopBack hoạt động như một cổng giao dịch, khi mở ứng dụng/website ShopBack và lựa chọn các ứng dụng mua sắm như Lazada, Shopee, Tiki, Sendo, Booking.com, Watsons, L’Oreal Paris…người dùng sẽ được chuyển đến trang mua sắm, thực hiện giao dịch như bình thường. Khi đơn hàng được thực hiện thành công, người dùng sẽ được ghi nhận số tiền hoàn vào tài khoản ShopBack.
ShopBack liên kết với các trang thương mại điện tử hoặc thương hiệu, ghi nhận hoàn tiền trong tài khoản khi người dùng mua sắm thành công |
– ShopBack được người dùng đón nhận như thế nào?
– Ra mắt phiên bản thử nghiệm từ tháng 12/2019, ngày 8/8/2020, ShopBack chính thức được giới thiệu đến người tiêu dùng Việt Nam, ngay thời điểm khởi đầu mùa vàng mua sắm trực tuyến với các ngày Double Day. Vào những ngày đặc biệt 9/9, 11/11, 12/12 khách hàng càng quan tâm hơn về ứng dụng để nhận được hoàn tiền bên cạnh ưu đãi lớn của các sàn thương mại điện tử và thương hiệu. Điều đó chứng tỏ mô hình hoàn tiền của chúng tôi được người dùng đánh giá cao, đồng thời có thể hưởng lợi theo sự phát triển mạnh mẽ của thị trường mua sắm online ở Việt Nam.
Vào những ngày đặc biệt siêu khuyến, ứng dụng vào top 5 các ứng dụng về shopping của App Store và Google Play. |
Theo dự báo của của Google, Temasek và Bain & Company, thương mại điện tử Việt Nam đến năm 2025 có thể đạt mức tăng trưởng cao nhất khu vực (34%) và chạm mốc quy mô 23 tỷ USD. Như vậy, tiềm năng phát triển với ShopBack còn rất lớn.
Dữ liệu thống kê đến cuối năm 2020 của ShopBack ghi nhận 1,2 triệu người đăng ký sử dụng. Đến tháng 3 năm nay, tổng số tiền hoàn đã lên đến 22 tỷ đồng. Với đà tăng trưởng này, đến cuối năm nay, ứng dụng có thể vượt mốc 2 triệu người dùng.
– Trong số hàng triệu người dùng này, đối tượng khách hàng chủ yếu của ShopBack là ai?
– Hiện tại, lượng người dùng nữ của chúng tôi chiếm đến 68%, có thể do chị em phụ nữ quan tâm nhiều hơn đến giải pháp mua sắm tiết kiệm.
Đồng thời, xét về độ tuổi, người dùng của ShopBack tương đối trẻ, nhóm từ 18-34 tuổi chiếm 60%. Đây cũng là độ tuổi vàng của thương mại điện tử. Trong đó, chúng tôi ghi nhận đơn hàng của các bạn gen Z có giá trị trung bình ít hơn các nhóm khác nhưng mật độ mua sắm khá thường xuyên, đặc biệt trong những ngày có nhiều khuyến mãi. Ngược lại chúng tôi vẫn có một nhóm nhất định là người dùng lớn tuổi hơn thường mua sắm đồ điện tử, gia dụng với mức chi tiêu lớn.
Mặc dù vậy, chúng tôi đang áp dụng chiến lược dài hạn để tiếp cận và giữ chân nhóm người dùng gen Z này, bởi rõ ràng theo thời gian, khi họ đã là khách hàng trung thành của ứng dụng, họ sẽ đóng góp những giá trị lớn hơn.
– Cụ thể chiến lược dài hạn này là gì, thưa bà?
– Hiện chúng tôi hợp tác với các “ông lớn” trong ngành thương mại điện tử Việt Nam, gồm Shopee, Lazada, Tiki, Sendo và nhiều thương hiệu làm đẹp, công nghệ, thời trang, du lịch, tiêu dùng khác. Đây là những tên tuổi được gen Z yêu thích.
Bên cạnh đó, chúng tôi làm việc với nhiều KOL trẻ có sức ảnh hưởng trong cộng đồng gen Z Việt Nam. Các trang mạng xã hội được giới trẻ ưa chuộng như Facebook, Instagram, TikTok, Youtube… cũng được tận dụng triệt để để quảng bá cho người dùng về lợi ích khi sử dụng ShopBack.
Đồng thời, chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu và làm việc với các đối tác để có thể triển khai thêm nhiều mô hình, dịch vụ mới nhằm thu hút đối tượng khách hàng này.
– Những mô hình, dịch vụ mới bà đang nhắc đến là gì?
– Trên thị trường quốc tế, ShopBack đã triển khai 4 dịch vụ, gồm hoàn tiền khi mua sắm trực tuyến, hoàn tiền khi mua sắm tại cửa hàng, phiếu quà tặng và so sánh giá. Ở mỗi thị trường, tùy vào kỳ vọng của người dùng và mức độ sẵn sàng của đối tác, ShopBack lựa chọn mô hình vận hành phù hợp.
Trong năm nay, chúng tôi dự định ra mắt một dịch vụ mới ở Việt Nam là phiếu quà tặng. Thông tin chi tiết về dịch vụ mới sẽ được bật mí khi ứng dụng ra mắt chính thức.
Tôi tin rằng với hướng đi này, ShopBack Việt Nam sẽ tiếp tục gặt hái được nhiều thành công như ở các thị trường khác, giữ vững vị thế nền tảng hoàn tiền nổi tiếng châu Á – Thái Bình Dương.
ShopBack là một trong những nền tảng hoàn tiền dẫn đầu xu hướng mua sắm thông minh trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. ShopBack ra mắt lần đầu tại Việt Nam vào tháng 8/2020 và hoàn tiền thật đến 25% trên 250 thương hiệu lớn trong và ngoài nước.
Ở Việt Nam, người dùng có thể tải ứng dụng ShopBack để trải nghiệm tại đây hoặc hoặc truy cập website tại đây.
Theo: Zing News
Comments are closed.