Một công ty chứng khoán bị chủ nợ yêu cầu phá sản

Handico yêu cầu VICS thanh toán toàn bộ số nợ cả gốc lẫn lãi hơn 13 tỷ đồng, nếu không công ty này sẽ yêu cầu thủ tục phá sản đối với VICS.

Theo báo cáo của Ban Kiểm soát tại tài liệu họp ĐHĐCĐ của Công ty Cổ phần Chứng khoán Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VICS, mã cổ phiếu VIG), VICS đang có một khoản nợ có nguy cơ gây phá sản.

Cụ thể, đến hết năm 2020, công ty còn khoản nợ cả gốc lẫn lãi hơn 13 tỷ đồng với Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển nông nghiệp Hà Nội (Handico). Vào ngày 7/5, Handico đã có công văn yêu cầu VICS thanh toán toàn bộ số nợ, nếu không thì Handico sẽ yêu cầu thủ tục phá sản đối với VICS.

Thực tế, kết quả kinh doanh từ năm 2019 đến nay của VICS không mấy khả quan khi chỉ có một quý báo lãi. Năm 2020 dù tổng doanh thu tăng gần 6% so với năm 2019 song vẫn lỗ.

Công ty thu về 6,7 tỷ đồng năm 2020, chủ yếu đến từ hoạt động môi giới chứng khoán (chiếm 47%) và hoạt động tư vấn (chiếm 38%). Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp vẫn âm 3,5 tỷ đồng, trong khi con số của năm ngoái là âm 24 tỷ.

KẾT QUẢ KINH DOANH THEO NĂM CỦA VICS
Nhãn Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Doanh thu tỷ đồng 7 10 6 6 7
Lợi nhuận trước thuế -25 1 2 -24 4

VICS lý giải lỗ do thực hiện trích lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi lên đến 17,6 tỷ đồng, đồng thời, năm 2019 và 2020 doanh thu không tăng lên mà các chi phí hoạt động tối thiểu của công ty vẫn phải duy trì. Hai năm lỗ liên tiếp khiến cổ phiếu VICS bị hạn chế giao dịch từ ngày 26/4, Tuy nhiên đến 12/5, cổ phiếu NÀY đã được dỡ bỏ hạn chế khi giải trình nguyên nhân và đưa ra phương án khắc phục.

Bước sang năm 2021, VICS đặt mục tiêu doanh thu hơn 10 tỷ đồng, tương đương mức tăng 54% so với thực hiện năm trước. Lợi nhuận trước thuế được kỳ vọng ở mức 700 triệu đồng. Doanh thu mảng hoạt động môi giới được lên kế hoạch đạt 5,2 tỷ đồng, với hoạt động tư vấn là 4 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 65% và 60% so với thực hiện năm 2020.

Trong năm 2021, VISC đề ra một số giải pháp như tăng tỷ trọng thị phần môi giới; đẩy mạnh hoạt động tư vấn, tái cấu trúc doanh nghiệp. Bên cạnh đó là đàm phán với các ngân hàng và tổ chức tài chính để đảm bảo nguồn vốn hoạt động; nâng cao trình độ người lao động.

Trong quý I, doanh thu hoạt động của VICS ghi nhận gần 2 tỷ đồng, giảm gần 38% so với cùng kỳ, hoàn thành gần 20% kế hoạch năm. Chi phí hoạt động đã giảm 61% nhưng VICS vẫn lỗ hơn 447 triệu đồng sau thuế.

Trên thị trường chứng khoán, kể từ tháng 12/2020, cổ phiếu VIG có đà tăng từ giá 1.000 đồng. Kế thúc phiên 1/6, giá cổ phiếu VIG vẫn ở mức 6.200 đồng, mức tăng 238% so với đầu năm 2021.

Nhà đầu tư than thiệt hại hàng trăm triệu ngày VN-Index đứng im

Trong phiên giao dịch ngày 2/6, sàn HoSE tiếp tục “nghẽn mạng” làm ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư. Nhiều công ty chứng khoán đã phải dừng cho nhà đầu tư hủy, sửa lệnh.

Một công ty chứng khoán bị chủ nợ yêu cầu phá sản

CTCP Nam Việt

VICS

VIG

Công ty Cổ phần Chứng khoán Thương
mại và Công nghiệp Việt Nam

đầu tư chứng khoán

cổ phiếu VIG

thị trường chứng khoán

Theo: Zing News

Posted on Tháng Sáu 4, 2021 in Tin tức

Share the Story

Back to Top