Trong tài liệu Đại hội cổ đông thường niên 2017 của Công ty cổ phần Hàng không Vietjet (Vietjet Air), doanh nghiệp sẽ trình cổ đông phê duyệt kế hoạch chi trả thù lao cho dàn lãnh đạo của mình trong năm 2017.
Cụ thể, tổng mức thù lao, phụ cấp và kinh phí của HĐQT và BKS năm 2017 sẽ là 23,28 tỷ đồng. Trong đó, thù lao của HĐQT và BKS đạt 8,28 tỷ đồng, kinh phí bên ngoài là 5 tỷ đồng và 10 tỷ đồng còn lại cho công tác xã hội từ thiện và cộng đồng.
Tính đến hết năm 2016, HĐQT Vietjet Air bao gồm 6 thành viên và Ban kiểm soát công ty có 3 thành viên. Như vậy, với mức thù lao và kinh phí bên ngoài dự chi 13,28 tỷ đồng, trung bình mỗi thành viên trong HĐQT và BKS sẽ nhận được gần 1,5 tỷ đồng trong năm 2017, tương đương 125 triệu đồng mỗi tháng. Ngoài ra, 10 tỷ đồng sẽ được HĐQT và BKS công ty sử dụng để thực hiện các công tác xã hội bên ngoài.
Cũng giống như các ngân hàng, hiện nay, Vietjet Air phải tuân thủ theo pháp luật hiện hành duy trì tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài tối đa là 30%.
Hiện tại, GIC/Goverment of Singapore là cổ đông nước ngoài sở hữu tỷ lệ cổ phiếu cao nhất tại Vietjet Air. Đồ họa: Quang Thắng. |
Với lý do tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài là cơ hội để tăng tính thanh khoản giao dịch, tạo điều kiện hút thêm vốn đầu tư và tăng khả năng huy động vốn cho công ty. HĐQT Vietjet Air dự kiến trình cổ đông phê duyệt phương án tăng tỷ lệ sở hữu của cổ đông nước ngoài từ 30% lên tối đa 49%, nếu được thông qua, HĐQT Vietjet Air sẽ làm việc với các cơ quan chức năng để xin phép và thực hiện các thủ tục cần thiết.
Hiện tại, tỷ lệ sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài tại doanh nghiệp ở mức 26%, trong đó nổi cổ đông ngoại nắm giữ tỷ lệ cao nhất là quỹ GIC/Government of Singapore với tỷ lệ 5,1% vốn tại Vietjet Air.
Trong năm 2016, hãng cũng đã 3 lần chỉ trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu bằng cổ phiếu và tiền mặt với tỷ lệ rất cao. Lần thứ nhất vào tháng 6/2016, Vietjet Air đã phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 33%, tổng giá trị phát hành 478,5 tỷ đồng.
Lần thứ 2 vào tháng 9/2016, hãng chi cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 25%, tổng giá trị 500 tỷ đồng. Tháng 11/2016, hãng tiếp tục phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông với tỷ lệ 20%, tổng giá trị phát hành đạt 500 tỷ đồng.
Tính đến hết năm 2016, Vietjet Air vẫn còn hơn 1.700 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối.
Năm 2016, kết quả lợi nhuận của Vietjet Air lên mức cao kỷ lục ngang ngửa so với kết quả lợi nhuận của cả Vietnam Airlines và Jetstar gộp lại. Đồ họa: Quang Thắng. |
Dự kiến, hãng sẽ tiếp tục lên kế hoạch chia cổ tức từ nguồn lợi nhuận chưa phân phối còn lại bằng tiền mặt với tỷ lệ 10%, tổng giá trị chi trả đạt 322 tỷ đồng, đồng thời phát hành thêm cổ phiếu thưởng cho cổ đông với tỷ lệ 40%.
Như vậy, hãng sẽ phát hành thêm khoảng 129 triệu cổ phiếu mới với giá trị phát hành lên tới 1.290 tỷ đồng để chi trả cổ tức cho cổ đông, dự kiến, sau phát hành vốn điều lệ của hãng sẽ đạt trên 4.513 tỷ đồng.
HĐQT cũng sẽ trình cổ đông phê duyệt phương án chia cổ tức năm 2017 với tỷ lệ 50% vốn cổ phần và tỷ lệ tối đa 30% bằng tiền mặt.
Tính tới ngày 31/12/2016, tổng tài sản của “hãng hàng không bikini” đạt 20.063 tỷ đồng, tăng 67% so với năm 2015. Vốn chủ sở hữu đạt 4.734 tỷ đồng, tăng 120%, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đạt 1.703 tỷ đồng.
Bà chủ Vietjet Air: ‘Tôi chưa bao giờ đếm mình có bao nhiêu tiền’Trong buổi nói chuyện tại diễn đàn Forbes Vietnam Woman’s Summit 2017 ngày 12/4, CEO VietJet Air Nguyễn Thị Phương Thảo chia sẻ bà chưa từng quen danh xưng tỷ phú. |
Sau kiểm toán, Vietjet Air báo lãi thêm hơn 200 tỷ đồngDo ghi nhận chi phí nhiều hơn thực tế nên công ty kiểm toán đã điều chỉnh chi phí bán hàng của Vietjet Air khiến công ty lãi thêm hơn 200 tỷ đồng. |
Comments are closed.