Lợi nhuận mảng nông nghiệp Hòa Phát chững lại

Lợi nhuận từ mảng nông nghiệp của Hòa Phát vừa có quý đầu tiên sụt giảm sau 6 quý liên tục tăng trưởng. Đây là mảng đóng góp lợi nhuận lớn thứ hai của Hòa Phát sau thép.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất của Hòa Phát, trong quý I công ty ghi nhận doanh thu 31.176 tỷ đồng, tăng 62% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó mảng kinh doanh thép đóng góp hơn 28.800 tỷ đồng, chiếm hơn 92% tổng doanh thu tập đoàn.

Mảng nông nghiệp xếp thứ hai mang về 2.248 tỷ đồng doanh thu, giảm 19% so với cùng kỳ năm ngoái. Do phần doanh thu tăng mạnh từ thép nên tỷ trọng đóng góp mảng nông nghiệp giảm xuống còn 7,2% trong quý I, thấp hơn so với mức 14,4% của cùng kỳ năm ngoái và mức bình quân 12,4% của năm 2020.

Năm ngoái mảng nông nghiệp mang về cho nhà sản xuất thép lớn nhất Việt Nam 10.552 tỷ đồng doanh thu và 1.675 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 32% doanh thu và 270% lợi nhuận so với năm trước đó. Theo đó, mảng nông nghiệp của Hòa Phát đã có 11 quý tăng trưởng doanh thu và 10 quý tăng trưởng lợi nhuận (trừ quý II/2019).

Lợi nhuận của nhánh nông nghiệp của Hòa Phát theo quý
Nhãn quý I/2019 quý II/2019 quý III/2019 quý IV/2019 quý I/2020 quý II/2020 quý III/2020 quý IV/2020 quý I/2021
Lợi nhuận sau thuế tỷ đồng 92.3 16.5 84 365 481 359 455 380 392
Tăng trưởng LNST % 670 -21.4 22.6 365 412 2075 440 4.1 -18.5

Cũng như nhiều tập đoàn lớn, Hòa Phát chọn hướng đi đa ngành và đầu tư vào nông nghiệp và bất động sản. Năm ngoái, tập đoàn đã thông qua thoái vốn tại công ty sản xuất nội thất Hòa Phát với lợi nhuận mang về 500 tỷ đồng đóng góp vào quý đầu năm nay.

Cùng với đó, tập đoàn công bố chiến lược tái cơ cấu mô hình hoạt động theo hình thức holdings. Theo đó Hòa Phát thành lập 4 tổng công ty phụ trách từng lĩnh vực hoạt động, bao gồm: Tổng công ty Gang thép, Tổng công ty Ống thép và Tôn mạ màu, Tổng công ty Phát triển Nông nghiệp và Tổng công ty Phát triển Bất động sản.

Riêng mảng nông nghiệp, Hòa Phát đầu tư từ năm 2015 bằng việc áp dụng tư duy và quy trình sản xuất công nghiệp trong lĩnh vực heo, bò thịt và trứng gà. Trong đó, Hòa Phát hiện là nhà nhập khẩu thịt bò Úc lớn nhất Việt Nam với thị phần chiếm hơn 50%.

Ngoài ra, Hòa Phát cũng tham gia mảng sản xuất trứng gà công nghiệp. Tính đến cuối năm 2020, công ty đã cung cấp ra thị trường 150.000 con bò Úc, 250.000 heo thương phẩm và 700.000 trứng gà/ngày.

Hòa Phát hiện có 2 nhà máy thức ăn chăn nuôi với công suất 300.000 tấn/năm cùng các trang trại chăn nuôi heo tại Yên Bái, Hòa Bình, Thái Bình, Bắc Giang, Bình Phước.

Trong báo cáo thường niên 2020, doanh nghiệp cho biết mục tiêu của công ty đến năm 2022 sẽ đạt sản lượng tối đa công suất thiết kế 600.000 tấn thức ăn chăn nuôi/năm; 500.000 đầu heo thương phẩm/năm; 250.000 bò thịt và 300 triệu trứng gà sạch mỗi năm.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, năm 2021, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi dự kiến tăng khoảng 5-6% với sản lượng thịt các loại đạt 5,7 triệu tấn. Trong đó, thịt heo đạt 3,67 triệu tấn, tăng 6,1% so với năm 2020; thịt gia cầm đạt 1,5 triệu tấn, tăng 5,8%; thịt bò đạt 395.000 tấn, tăng 6%.

Hòa Phát có CEO mới

Ngày 26/4, ông Nguyễn Việt Thắng, thành viên HĐQT, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Hòa Phát được bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng giám đốc nhiệm kỳ 2021-2026.

Tỷ phú Trần Đình Long: ‘Tôi chẳng phải là ông trùm gì cả’

Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát Trần Đình Long nói rằng ông không thích được gọi là “ông trùm thép”.

Lợi nhuận mảng nông nghiệp Hòa Phát chững lại

vua thép làm nông nghiệp

nông nghiệp Hòa Phát

chăn nuôi Hòa Phát

sản xuất thức ăn chăn nuôi Hòa Phát

Theo: Zing News

Posted on Tháng Năm 5, 2021 in Tin tức

Share the Story

Back to Top