‘Làm quen TMĐT sớm, tôi vững vàng hơn qua từng đợt dịch’

Nhiều nhà bán hàng buộc tìm cách xoay sở để “sống sót” vì đại dịch từ đầu năm 2020. Và quyết định lên sàn TMĐT sớm giúp họ trụ vững, không chỉ tồn tại mà còn tăng trưởng.

Lazada,  le hoi mua sam he anh 1

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2020 có 101.700 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể. Đây được đánh giá là con số cao nhất khoảng một thập kỷ trở lại. Tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tiếp tục khiến 40.323 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường quý I năm nay, tăng 15,6% so với cùng kỳ, theo Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Tuy nhiên, “cuộc đại phẫu” mang tên Covid-19 không chỉ thay đổi số doanh nghiệp hoạt động, mà còn tác động đến tư duy kinh doanh của các nhà bán hàng. “Chúng tôi thường lạc quan rằng, nếu không có dịch thì có lẽ vẫn trung thành vào các cửa hàng offline và không thể đạt kết quả tăng trưởng trên sàn TMĐT như hiện tại”, anh Lê Tốt, chủ thương hiệu Vương quốc tỏi trên Lazada, chia sẻ.

Nhờ chuyển đổi số lên TMĐT từ những ngày đầu dịch khởi phát, nhiều nhà bán hàng vừa và nhỏ dần thích nghi và lướt qua biến động.

Chung cơ duyên lên sàn TMĐT

Hơn một năm trước, anh Tốt có 4 cửa hàng kinh doanh đặc sản Lý Sơn, chủ yếu tiếp cận người dùng trong khu vực và du khách. Sau đợt dịch đầu, anh buộc đóng tất cả cửa hàng, phần vì kinh doanh giảm sút trong khi vẫn phải chịu phí thuê mặt bằng, vận hành, nhân sự; phần để đảm bảo an toàn sức khoẻ. Anh Tốt không ngờ, đây lại trở thành bước ngoặt đưa anh đến TMĐT và tạo nhiều thay đổi sau này.

Công ty du lịch ngừng hoạt động vì dịch khiến chị Mai Thị Oanh cũng loay hoay tìm hướng đi mới để vượt khó khăn. Thử sức bán trên mạng xã hội các loại hạt dinh dưỡng, chị không thể cạnh tranh với những thương hiệu kinh doanh lâu năm, đồng thời đối tượng khách hàng cũng chỉ quanh quẩn vài người quen.

Lazada,  le hoi mua sam he anh 2

Chị Oanh chuyển sang kinh doanh thực phẩm khô đóng gói trên sàn TMĐT khi công ty du lịch đóng cửa. Ảnh: 1994food.

Nhận thấy mảng thực phẩm khô đóng gói còn nhiều đất phát triển, chị quyết định chọn bán. Thế nhưng, lần này không phải trên mạng xã hội mà là sàn TMĐT. “Lên sàn, tôi tiếp cận được khách hàng ở khắp nơi trên cả nước, có thể hướng đến kinh doanh bền vững”, chị Oanh lý giải.

Không kinh doanh đặc sản hay thực phẩm, nhưng chị Nguyễn Thị Hồng cũng ngậm ngùi đóng 14 showroom thời trang nam ở Đà Nẵng, Nha Trang, Hạ Long… và nhiều khu vực khác khi dịch bùng phát. Đồng cảnh ngộ, chị Trần Thục Uyên – quản lý của thương hiệu thời trang nữ 92Wear – cho biết, công ty gần như tập trung toàn lực cho kênh online bởi hiệu quả bán offline không đảm bảo duy trì hoạt động.

Cả bốn nhà bán hàng, công ty cũng như nhiều doanh nghiệp khác tìm đến sàn TMĐT với chung một căn nguyên – dịch Covid-19 và ngày càng thấy rõ vai trò của kênh kinh doanh này.

Chọn sàn TMĐT phù hợp là “chìa khoá”

Trước nhu cầu thị trường, TMĐT tại Việt Nam ngày càng phát triển, mang đến nhiều lựa chọn cho nhà bán hàng. Thế nhưng, sàn tích cực hỗ trợ, thường xuyên triển khai hình thức ưu đãi mới để thu hút khách hàng, giúp “tân binh” tăng tương tác và đẩy mạnh doanh thu được ưu tiên hơn cả.

Đơn cử, cả bốn nhà bán hàng trên đều chọn sàn TMĐT Lazada với cùng lý do: Sàn thường xuyên tổ chức lớp tập huấn và sau mỗi buổi học, họ lại tìm được kiến thức có thể áp dụng hiệu quả vào thực tế. Lazada cũng cập nhật chi tiết cách bán, chỉnh sửa sản phẩm hay quy trình để vận hành trơn tru.

Lazada,  le hoi mua sam he anh 3

Lazada thu hút nhà bán hàng nhờ sự uy tín, vận hành chuyên nghiệp, giao diện thân thiện cùng các gói hỗ trợ thiết thực.

Có người dùng chính trải nghiệm mua sắm của mình để chọn sàn TMĐT kinh doanh, như chị Nguyễn Thị Hồng: “Tôi là tín đồ mua sắm online chính hiệu và ‘nghiện’ Lazada ngay từ những lần đầu trải nghiệm. Nếu việc đổi trả ở một số nền tảng khác rất khó khăn, có khi phải chờ hàng tháng thì Lazada lại nhanh chóng, giải đáp thắc mắc kịp thời. Đội ngũ vận chuyển của sàn chuyên nghiệp nên không phải băn khoăn nhiều khi đặt đơn. Đó cũng là lý do tôi chọn sàn để tiếp tục công việc kinh doanh khi dịch diễn biến phức tạp”.

Chị Hồng cho biết, sàn TMĐT này thiết kế giao diện dễ sử dụng, thuận tiện cho người bán. Với một tài khoản, chị có thể quản lý nhiều shop khác nhau mà không phải đăng xuất nhiều lần. Đồng thời, thao tác thống kê doanh số nhanh chóng nhờ ứng dụng được xây dựng tỷ mỉ, lớp lang.

Lazada,  le hoi mua sam he anh 4

Sàn TMĐT triển khai các lễ hội mua sắm lớn hỗ trợ nhà bán hàng tăng tương tác, tiếp cận khách mới để tăng doanh số trong bối cảnh hiện nay.

Trong khi đó, với chị Uyên, Lazada ngày càng tạo uy tín vững vàng, khách hàng của sàn chú trọng chất lượng hơn giá thành. “Đây cũng là điều chúng tôi hướng đến và quyết định tập trung đầu tư hơn trên nền tảng này”, chị Uyên chia sẻ.

Nỗ lực được đền đáp bằng kết quả tăng trưởng

Lựa chọn ấy mang đến cho bốn nhà kinh doanh kết quả tăng trưởng ngoài mong đợi. Dù mới đẩy mạnh bán hàng trên Lazada hơn 4 tháng, gian hàng thực phẩm khô đóng gói của chị Oanh đạt doanh thu đạt 250 triệu đồng/tháng. Nếu ngày thường đều đặn chốt 20-30 đơn, thì trong những lễ hội mua sắm lớn trên sàn, chị bán ra 300-500 đơn. Đỉnh điểm trong lễ hội mua sắm hè “Ở nhà, săn hàng sale” của Lazada diễn ra từ 6/6 đến 10/6, gian hàng chốt 2.000 đơn – con số cao nhất từ trước đến giờ của chị. Kết quả này có được nhờ tận dụng tất cả công cụ và tích cực tham gia chương trình khuyến mại từ sàn.

Tương tự với kết quả kinh doanh của anh Tốt, lượt truy cập gian hàng Vương quốc tỏi trên Lazada tăng 10 lần và doanh thu tăng 10-12 lần so với ngày thường nhờ hỗ trợ từ sàn, ưu đãi hấp dẫn, voucher tích luỹ, mã giảm giá, giao hàng miễn phí trong lễ hội mua sắm 6/6. Anh cảm thấy may mắn bởi đi đúng đường, thậm chí khi dịch kết thúc, chủ gian hàng Vương quốc tỏi không có ý định trở lại kinh doanh offline, ít nhất trong 3-5 năm tới vẫn trung thành với hình thức và sàn TMĐT Lazada. Nói về bí quyết thành công, anh Tốt chia sẻ, các nhà bán hàng chỉ cần kiên trì thời gian đầu và tận dụng các chương trình khuyến mại, lễ hội mua sắm và lớp tập huấn của Lazada sẽ nhanh chóng thấy rõ hiệu quả về doanh số, lượng truy cập.

Còn thương hiệu 92Wear đặt mục tiêu đạt cấp 7 trên Lazada và cán mốc doanh số 500 triệu đồng/tháng vào các đợt lễ hội mua sắm tiếp theo. “Với uy tín của sàn và những kinh nghiệm tích luỹ được, chúng tôi tự tin hiện thực hoá mục tiêu này thời gian tới”, chị Uyên khẳng định. Đồng thời, chị Uyên nhấn mạnh, để duy trì và bứt phá trên TMĐT, việc đầu tư chất lượng hàng hoá, chăm chút mẫu mã sản phẩm rất cần thiết bởi đó là yếu tố đầu tiên thuyết phục người dùng lựa chọn cũng như quay lại.

Lazada,  le hoi mua sam he anh 7

Lượng đơn hàng của các nhà bán hàng tăng cao dịp ưu đãi 6/6 trên sàn TMĐT.

Những nhà bán hàng trên có chiến lược kinh doanh đúng và kịp thời, giúp doanh nghiệp phát triển cả trong gian đoạn khó khăn. Các công cụ sẵn có, chương trình khuyến mại lớn cùng sự hỗ trợ tận tâm từ sàn TMĐT là chìa khoá giúp nhà bán hàng duy trì kết quả kinh doanh, thiết lập những bước tiến lớn. Bên cạnh đó, sàn TMĐT ngày càng chứng minh vai trò và được đầu tư phát triển nhiều hơn, mở ra cơ hội cho nhà bán hàng tăng trưởng doanh thu, vững vàng đi qua những biến động như dịch Covid-19.

Theo: Zing News

Posted on Tháng Sáu 10, 2021 in Tin tức

Share the Story

Back to Top