Kinh tế số bùng nổ ở Trung Quốc, người tiêu dùng vẫn liên tục kêu cứu

Nền kinh tế kỹ thuật số đang phát triển vũ bão tại Trung Quốc, nhưng người tiêu dùng nước này vẫn không có được sự bảo vệ cần thiết của pháp luật và chịu cảnh “tiền mất, tật mang”.

Theo South China Morning Post, sau nhiều tháng, Ma Yuting vẫn chưa thể đòi lại số tiền 15.000 NDT (2.300 USD) từ một trung tâm giáo dục ở Bắc Kinh. Năm 2019, cô chi số tiền này để đăng ký khóa học trực tuyến gồm 360 buổi thực hành tiếng Anh với giáo viên Philippines cho cô con gái 8 tuổi.

Tuy nhiên, đến cuối năm 2020, dù con gái cô chưa học hết nửa số buổi, văn phòng của trung tâm giáo dục tại Bắc Kinh đột ngột đóng cửa. Đường dây nóng của trung tâm cũng ngừng hoạt động.

“Tôi liên hệ với nhân viên trung tâm. Lúc đầu, cô ta giải thích rằng hoạt động giảng dạy bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhiều giáo viên ở Philippines không thể dạy. Cô ta yêu cầu tôi kiên nhẫn. Tuy nhiên, sau đó tôi gọi đến thì không ai nghe máy nữa”, Ma kể.

Ma tìm địa chỉ của trung tâm trên trang web và đến tận nơi, nhưng văn phòng trống rỗng. Người quản lý tòa nhà nói công ty này đã lặng lẽ dọn đi, quỵt luôn tiền thuê văn phòng. Lòng tôi nặng trĩu”, Ma bức xúc.

thuong mai dien tu Trung Quoc anh 1

Các hoạt động kinh doanh trực tuyến bùng nổ ở Trung Quốc, nhưng người tiêu dùng dễ rơi vào cảnh tiền mất tật mang. Ảnh: Quartz.

Các giao dịch không hợp đồng

Trên thực tế, Ma không phải là trường hợp duy nhất cho thấy người dùng các dịch vụ trực tuyến ở Trung Quốc không được bảo vệ. Năm ngoái, hàng triệu công ty nhỏ ở Trung Quốc sụp đổ vì tác động của đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, những người dùng đã trả tiền để mua sản phẩm, dịch vụ các những công ty này mới là đối tượng chịu thiệt hại nặng nề.

Sau khi phát hiện trung tâm giáo dục trên đột ngột “bốc hơi”, Ma gọi điện cho cơ quan quản lý thị trường, hiệp hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và cảnh sát với hi vọng lấy lại một phần số tiền đã mất. Tuy nhiên, mọi nỗ lực của cô đều vô dụng.

“Tôi không ký hợp đồng với họ. Thứ duy nhất mà tôi được cấp là một hợp đồng điện tử trên trang web của công ty. Tôi lại không tải hợp đồng đó xuống”, Ma nói.

Trang web cũng không còn hoạt động. “Internet thúc đẩy các giao dịch và thanh toán trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, tất cả sự tiện lợi này đều vì lợi ích của công ty. Người tiêu dùng như tôi rơi vào thế yếu trong những giao dịch như vậy”, Ma kết luận.

Sự sụp đổ của các công ty giáo dục có thể gây ra làn sóng bất ổn trong xã hội Trung Quốc

Giáo sư luật Xue Jun

SCMP dẫn lời giáo sư luật Xue Jun thuộc Đại học Bắc Kinh nhận định các cơ quan quản lý Trung Quốc cần thiết lập thêm cơ sở dữ liệu để khách hàng kiểm tra doanh nghiệp, đồng thời công khai phương thức thanh toán của bên thứ ba.

“Các bậc cha mẹ Trung Quốc rất chú trọng vào việc học hành của con cái. Họ chắt chiu, dành dụm để có tiền cho con học thêm. Sự sụp đổ của các công ty giáo dục có thể gây ra làn sóng bất ổn trong xã hội”, giáo sư Xue Jun cảnh báo.

Giới chuyên gia cho rằng quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng Trung Quốc không theo kịp với tốc độ phát triển vũ bão của ngành thương mại điện tử và dịch vụ trực tuyến. Nhà nghiên cứu Janet Hui Xue thuộc Đại học Oxford cho biết Trung Quốc đã sửa đổi Luật Bảo vệ người tiêu dùng vào năm 2013 và thông qua Luật Thương mại điện tử năm 2018. Dù vậy, người dùng nước này chưa được bảo vệ đầy đủ.

Thử thách lớn

“Việc thực thi pháp luật trong hoạt động kinh doanh hiện đại đòi hỏi một hệ thống hỗ trợ mạnh mẽ. Điều này chưa phổ biến trong ngành thương mại điện tử ở Trung Quốc”, bà Janet Hui Xue nói.

Theo cuộc khảo sát của Hiệp hội Người tiêu dùng Trung Quốc với 12.000 người, khoảng 70% người được hỏi cho biết họ chi tiền cho các dịch vụ trực tuyến nhiều hơn ngoại tuyến trong năm ngoái. Tuy nhiên, gần một nửa trong tiết lộ họ có tranh chấp với các đơn vị cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ. Khoảng 38% trong số không hài lòng với kết quả sau khiếu nại.

Những năm trước, quyền lợi của người tiêu dùng tại Trung Quốc không được bảo vệ khi hàng giả và hàng kém chất lượng tràn lan trên thị trường. Những vụ bê bối gây chấn động như sữa bột nhiễm melamine năm 2008 và vaccine giả năm 2016 và 2018 cho thấy việc người tiêu dùng Trung Quốc dễ dàng trở thành nạn nhân của các công ty ma, lừa đảo.

Luật pháp Trung Quốc không theo kịp sự phát triển của thị trường (kinh tế kỹ thuật số)

Thẩm phán Wang Yuying

Quyền lợi của người tiêu dùng trong thị trường kinh tế trực tuyến cũng là thử thách lớn với Trung Quốc. Thống kê của chính quyền Bắc Kinh cho thấy trong năm 2019, nền kinh tế kỹ thuật số nước này tăng trưởng gấp 3 lần tốc độ ngành sản xuất truyền thống và chiếm hơn 1/3 GDP. Dự báo quy mô nền kinh tế kỹ thuật số Trung Quốc sẽ tăng lên mức 50% GDP vào năm 2027.

Tuy vậy, chất lượng của các sản phẩm, dịch vụ trực tuyến vẫn chưa được đảm bảo. Chỉ riêng trong ngành giáo dục online, các hiện tượng tiêu cực như quảng cáo sai sự thật, nhân viên công ty không có giấy phép hành nghề, trung tâm thu tiền tạm ứng rồi biến mất… diễn ra tràn lan, khiến người tiêu dùng hoang mang.

Thẩm phán Wang Yuying của Tòa án Nhân dân Tối cao Trung Quốc cho rằng trong môi trường kinh tế kỹ thuật số, quyền lợi của người tiêu dùng Trung Quốc thường xuyên bị xâm phạm. “Luật pháp không theo kịp sự phát triển của thị trường, khiến chúng tôi khó xử lý các vụ kiện về quyền lợi của người tiêu dùng”, ông nhấn mạnh.

Dành dụm tiền mua nhà thành phố, dân Trung Quốc trắng tay

Nhiều người dành dụm tiền với mơ ước có nhà thành phố giờ lại đối mặt với khả năng trắng tay khi chủ đầu tư chưa thể bàn giao vì khó khăn tài chính.

Cơ quan Trung Quốc gặp khó khi kiềm chế công ty của tỷ phú Jack Ma

Ngân hàng trung ương Trung Quốc muốn siết chặt quy định để kiểm soát các công ty fintech như Ant Group của tỷ phú Jack Ma. Nhưng cơ quan này đối mặt nhiều hạn chế.

thương mại điện tử Trung Quốc

Trung Quốc

thương mại điện tử

kinh tế kỹ thuật số

Theo: Zing News

Posted on Tháng Tư 7, 2021 in Tin tức

Share the Story

Back to Top