HoREA đề xuất loạt thuế trị sốt đất

HoREA đề xuất ban hành thuế chống đầu cơ nhà đất, thuế người sở hữu nhiều nhà đất, thuế chậm đưa đất vào sử dụng, thuế bất động sản để kiềm chế tình trạng sốt đất.

Trong văn bản mới gửi Thủ tướng nhằm đề xuất các giải pháp “đặc trị” sốt đất, sốt giá nhà, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM nhận định kể từ năm 2017, thị trường bất động sản tái lặp nhiều đợt sốt đất, nhất là cơn sốt đất xảy ra liên tiếp trên diện rộng hiện nay.

Sốt đất do ‘đầu nậu’

Tình trạng này đã và đang gây ra nhiều hệ quả tiêu cực, làm mất cơ hội tạo lập nhà ở của đông đảo người có thu nhập trung bình, người có thu nhập thấp đô thị, công nhân lao động và người nhập cư, ảnh hưởng đến an sinh và trật tự xã hội.

Theo HoREA, “thủ phạm” chính của các đợt sốt đất, sốt giá nhà, sốt giá đất nền là giới đầu nậu, cò đất, một số doanh nghiệp thực hiện các thủ đoạn tung tin đồn thổi, làm giá – thổi giá, lợi dụng tâm lý đám đông và hám lợi, cài “chim mồi” giao dịch mua bán giả tạo và thừa cơ hội trục lợi bất chính. Đặc biệt, một số trường hợp đã có sự móc nối, tiếp tay, chống lưng của cán bộ cơ sở.

HoREA de xuat thue ngan sot dat anh 1

HoREA cho rằng giới đầu nậu, cò đất, doanh nghiệp bất lương đã lợi dụng tâm lý đám đông và lòng tham của người dân để tạo ra sốt đất. Ảnh: Quỳnh Danh.

Bên cạnh tình trạng sốt đất còn có tình trạng giá nhà tăng vọt, mà nguyên nhân chủ yếu là do sụt giảm mạnh nguồn cung dự án nhà ở, thiếu sản phẩm nhà ở, nhất là rất thiếu căn hộ có giá vừa túi tiền (tầm trên dưới 35 triệu đồng/m2; giá căn hộ 2 phòng ngủ khoảng trên dưới 2 tỷ đồng), hoặc nhà ở thương mại giá thấp (tầm 20-25 triệu đồng/m2; giá căn hộ 2 phòng ngủ khoảng trên dưới 1,5 tỷ đồng), nhà ở xã hội.

Qua nghiên cứu, HoREA đề xuất Thủ tướng xem xét các giải pháp “đặc trị” sốt đất và bình ổn giá nhà, trong đó sử dụng hàng loạt công cụ thuế và ban hành thuế BĐS như thuế chống đầu tư nhà đất, thuế người sở hữu nhiều nhà đất, thuế người chậm đưa đất vào sử dụng, thuế BĐS.

Đề xuất loạt thuế “đặc trị”

Với thuế chống đầu cơ nhà, đất, HoREA đề xuất đánh thuế thu nhập với thuế suất cao dành cho hành vi bán, chuyển nhượng lại nhà, đất ngay sau khi tạo lập để triệt tiêu ý “đầu cơ” của nhà đầu tư “lướt sóng” (vì không còn có thể đạt được mục tiêu lợi nhuận như kỳ vọng), trong trường hợp thị trường bất động sản có dấu hiệu bị đầu cơ, sốt nóng “bong bóng”.

Hiệp hội đề xuất xem xét, quy định mức thuế suất cao nếu bán, chuyển nhượng lại nhà, đất trong năm đầu tiên và giữ mức thuế suất cao trong năm thứ 2, thứ 3. Các trường hợp bán, chuyển nhượng nhà, đất sau khi tạo lập được 3 năm, hoặc chứng minh được nhu cầu bán, chuyển nhượng nhà, đất là chính đáng thì áp dụng thuế suất bình thường. Như vậy, sắc thuế này sẽ không ảnh hưởng đến người mua nhà để ở có nhu cầu tạo lập nhà ở thực.

Với đề xuất đánh thuế người sở hữu nhiều nhà đất, Hiệp hội đề xuất nguyên tắc là người sở hữu nhà đất dùng để ở chịu mức thuế thấp nhất. Người sở hữu nhiều nhà đất mà không dùng để ở hoặc không sử dụng để sản xuất, kinh doanh thì chịu mức thuế suất lũy tiến tùy theo số lượng nhà đất sở hữu. Trong trường hợp thị trường BĐS bị đầu cơ thì có thể áp dụng thuế suất rất cao để triệt tiêu ý chí đầu cơ.

Với đề xuất đánh thuế cao người chậm đưa đất vào sử dụng, hiện nay pháp luật về đất đai quy định người sử dụng đất được gia hạn 24 tháng kể từ ngày hết hạn sử dụng đất và phải nộp bổ sung khoản tiền trong thời gian được gia hạn theo quy định của Bộ Tài chính. Nhưng, chế tài này chưa đủ sức răn đe, chưa ngăn chặn tình trạng chậm đưa đất vào sử dụng, vì khả năng lợi nhuận thu được sau này sẽ thừa bù đắp khoản tiền phải nộp bổ sung.

Do vậy, HoREA cho rằng cần có sắc thuế đánh trên hành vi của người sử dụng đất chậm đưa đất vào sử dụng với thuế suất cao nhằm triệt tiêu ý chí găm giữ đất, chậm đưa đất vào sử dụng và để chống đầu cơ đất đai.

HoREA de xuat thue ngan sot dat anh 2

HoREA cho rằng các khoản thuế đề xuất này sẽ góp phần giảm tình trạng đầu cơ nhưng vẫn đảm bảo quyền lợi của người mua nhà với mục đích để ở. Ảnh: Chí Hùng.

Với đề xuất ban hành thuế BĐS, hiện nay, người sở hữu nhà chưa phải nộp thuế tài sản nhà ở mà mới chỉ phải nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, trong đó có đất ở với thuế suất đối với đất ở trong hạn mức là 0,03% bảng giá đất nên mức nộp thuế rất thấp, gần như không đáng kể.

Để không xảy ra tình trạng thuế chồng thuế thì cần phải thay thế phương thức thu tiền sử dụng đất hiện nay đang là gánh nặng cho người mua nhà tại các dự án nhà ở và cũng là gánh nặng cho người thực hiện thủ tục hợp pháp hóa quyền sở hữu nhà ở.

Để không xảy ra tình trạng thuế chồng thuế, cần phải thay thế phương thức thu tiền sử dụng đất hiện là gánh nặng cho người mua nhà tại các dự án nhà ở (đối với dự án nhà chung cư, tiền sử dụng đất chiếm khoảng trên dưới 15% giá thành căn hộ) và cũng là gánh nặng cho người thực hiện thủ tục hợp pháp hóa quyền sở hữu nhà ở (xin cấp sổ đỏ).

HoREA còn đề xuất quy định bổ sung thẩm quyền của Chính phủ để sử dụng hiệu quả công cụ thuế và thuế suất để bình ổn khi có biến động của thị trường BĐS. Khoản 5 Điều 7 Luật Kinh doanh bất động sản quy định: Nhà nước có cơ chế, chính sách bình ổn thị trường BĐS khi có biến động, bảo đảm lợi ích cho nhà đầu tư và khách hàng, nhưng chưa có cơ chế để thực thi hiệu quả, nhất là việc sử dụng công cụ thuế.

Chiến lược nhà siêu sang ‘giá sốc’ của Masterise

Sau khi mua lại những những lô đất “vàng” ở TP.HCM và Hà Nội, Masterise Homes đã thiết lập lại mức giá cao thậm chí gấp đôi so với chủ đầu tư trước đó.

Giới đầu cơ là nguyên nhân chính dẫn tới sốt đất

Đây là nhận định của ông Đào Minh Tú – Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước – tại họp báo Chính phủ thường kỳ tối 31/3.

Theo: Zing News

Posted on Tháng Tư 25, 2021 in Tin tức

Share the Story

Back to Top