Hơn 1 triệu người được khoanh, xóa 37.500 tỷ đồng tiền thuế

Người nộp thuế được khoanh nợ, xóa nợ là người đã chết, mất tích hoặc giải thể, phá sản, thực tế không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký, không còn khả năng nộp thuế.

Thừa ủy quyền của Thủ tướng, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc vừa ký báo cáo của Chính phủ về tình hình xử lý nợ theo Nghị quyết số 94 năm 2019 của Quốc hội.

Tại báo cáo, Chính phủ cho hay tính đến hết năm 2022, cơ quan quản lý thuế đã khoanh nợ với 705.475 người nộp thuế. Tổng số tiền thuế nợ được khoanh là 29.897 tỷ đồng.

Trong đó, có 259.627 tổ chức, doanh nghiệp được khoanh nợ 27.548 tỷ đồng và 445.848 cá nhân, cá nhân kinh doanh, hộ gia đình, hộ kinh doanh được khoanh nợ 2.349 tỷ đồng.

Cơ quan quản lý thuế đã xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với 317.469 người nộp thuế là tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, hộ kinh doanh với tổng số tiền là 7.631 tỷ đồng.

Như vậy, hơn 1 triệu người nộp thuế đã được khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp với tổng số tiền hơn 37.500 tỷ đồng.

Tuy nhiên, theo Chính phủ, quá trình thực hiện nghị quyết có một số khó khăn nên thời gian xử lý nợ kéo dài.

Theo đó, hầu hết trường hợp phải có văn bản xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi người nộp thuế đăng ký địa chỉ hoạt động kinh doanh về việc người nộp thuế không còn hoạt động sản xuất, kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký.

Cơ quan quản lý thuế phải thực hiện công khai danh sách người nộp thuế đề nghị xóa nợ tại trụ sở UBND xã, phường, thị trấn nơi người nộp thuế đăng ký địa chỉ hoạt động kinh doanh và tại trụ sở của cơ quan quản lý thuế.

Trong khi đó, việc xử lý nợ theo Nghị quyết 94 là xử lý với người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp phát sinh trước ngày 1/7/2020, nhiều trường hợp nợ thuế đã lâu nên hồ sơ, tài liệu bị thất lạc. Vì vậy, cơ quan quản lý thuế mất nhiều thời gian để thu thập, tìm kiếm, bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

Đồng thời, việc xử lý nợ được thực hiện trong giai đoạn bùng phát của dịch bệnh Covid-19 (giai đoạn 2020-2022), nên cơ quan quản lý thuế gặp khó khăn trong thu thập, xác minh thông tin.

Nghị quyết 94 của Quốc hội quy định về khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không có khả năng nộp ngân sách Nhà nước. Nghị quyết này được thực hiện trong 3 năm kể từ ngày có hiệu lực thi hành (1/7/2020).

Người nộp thuế được khoanh nợ, xóa nợ là người đã chết, mất tích hoặc giải thể, phá sản, thực tế không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký với thuế, không còn khả năng nộp thuế…

Thời gian tới, cơ quan quản lý thuế các cấp sẽ tiếp tục rà soát, xử lý khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đảm bảo đúng đối tượng, đúng thẩm quyền; hồ sơ, trình tự thủ tục chặt chẽ theo quy định. Chính phủ khẳng định sẽ đảm bảo hoàn thành xử lý nợ trong 3 năm.

Kiến nghị cho lao động nam nghỉ hưu khi 60 tuổi, nữ 55 tuổi

Các hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị cho người lao động về hưu sớm theo nguyện vọng khi đã tham gia bảo hiểm xã hội đủ 15 năm, mức hưởng lương hưu theo tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội.

Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Zing tại Tủ sách kinh tế

nợ thuế

thuế nhà nước

hộ kinh doanh

thuế

tiền thuế

khoanh thuế;

Theo: Zing News

Posted on Tháng Năm 8, 2023 in Tin tức

Share the Story

Back to Top