Cơ quan chức năng đưa phương tiện vào hẻm 36 Hoàng Hoa Thám (nối với đường Khe Sanh) phường 10, TP Đà Lạt, Lâm Đồng, để phá bỏ bờ kè taluy còn lại được đúc bằng bê tông cốt thép.
Rạng sáng 29/6, nơi này xảy ra vụ sạt lở nghiêm trọng khiến 2 người tử vong và 5 người bị thương. Đồng thời, vụ sạt lở vùi lấp hoàn toàn căn biệt thự rộng khoảng 100 m2 sắp hoàn thiện và một số căn nhà khác cũng bị hư hại nặng. |
Nguyên nhân xảy ra vụ việc là taluy bê tông chắn đất bên trên (tại hẻm 15/2 Yên Thế, phường 10) bị sạt lở, đẩy một lượng đất, đá, bê tông rất lớn xuống khu vực hẻm số 36 đường Hoàng Hoa Thám. |
Tại hiện trường, còn một bờ bê tông nằm trên cao chưa bị phá bỏ, đây cũng là bờ bê tông cuối cùng sau vụ sạt lở. |
Chiều tối 1/7, bờ taluy còn lại tại hẻm Hoàng Hoa Thám tiếp tục bị sập. Ngay sau đó, TP Đà Lạt đã đưa ra phương án xử lý là chủ động làm sập bờ taluy. |
Trước khi cho chủ động đổ sập, chính quyền địa phương sơ tán toàn bộ hộ dân cùng tài sản của các gia đình nằm trong vùng ảnh hưởng. Hiện, khu vực này bị phong tỏa và kiểm soát nghiêm ngặt 24/24. |
Không chỉ ở đường Hoàng Hoa Thám, tại đường Yên Thế, một số nhà kinh doanh tạm trú, quán cà phê cũng đóng cửa, ngừng kinh doanh. |
Nhiều căn trên tuyến đường này cũng bị giăng dây, người dân đã được di chuyển đến nơi an toàn. |
Chia sẻ với Tri thức trực tuyến, một chủ nhà kinh doanh villa trên tuyến đường này cho biết dù cách xa vị trí sạt lở, gia đình chị cũng quyết định đóng cửa để đảm bảo an toàn cho du khách. “Tôi đã phải trả lại tiền cọc cho khách hàng, tổng thiệt hại gần 50 triệu đồng. Hiện chúng tôi cũng chưa xác định ngày mở cửa lại”, người này nói. |
Đây không phải là nơi duy nhất bị sạt lở trong mấy ngày qua, theo Phòng Kinh tế TP Đà Lạt, cơn mưa lớn đêm 28/6 kéo dài qua rạng sáng 29/6 vừa qua trên địa bàn phường 3 (TP Đà Lạt) khiến hơn 10 điểm sạt lở, trong đó có 3 điểm sạt lở nghiêm trọng, uy hiếp đến các công trình nhà dân. |
Theo đó, nguyên nhân dẫn tới việc sạt lở hàng loạt bờ taluy tại đây chủ yếu do chủ đầu tư khi xây dựng các hạng mục công trình chưa tuân thủ khuyến cáo của cơ quan chuyên môn. Nhiều kiến trúc sư cũng như cơ quan chức năng đều xác định nguyên nhân chủ yếu do yếu tố kỹ thuật, không đảm bảo các giải pháp an toàn khi thi công. |
Nhiều năm trở lại đây, nhiều cơ sở kinh doanh vì muốn có tầm nhìn đẹp nên đã xây dựng những công trình nguy hiểm có sự chênh lệch mạnh về địa hình, lấn át không gian tự nhiên. |
Dù có trận sạt lở nghiêm trọng xảy ra, một số công trình cao tầng ở xung quanh vẫn đang tiếp tục được xây dựng. |
Đường Hoàng Hoa Thám, phường 10, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, nơi xảy ra vụ sạt lở. Ảnh: Google Maps. |
Triệu tập 4 chủ đất, 2 doanh nghiệp liên quan vụ sạt lở ở Đà LạtSở Xây dựng Lâm Đồng triệu tập những người trên để thu thập thông tin, hồ sơ liên quan đến sự cố sập đổ taluy công trình ở TP Đà Lạt, làm 2 người chết. |
Chủ tịch Đà Lạt nói vụ sạt lở mới nằm trong phương án xử lý của TPÔng Đặng Quang Tú cho biết vụ sạt lở xảy ở hẻm Hoàng Hoa Thám chiều 1/7 là địa phương đã có phương án và chủ động để xử lý. Người dân cùng tài sản đã được di dời đến nơi an toàn. |
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu… Mời độc giả đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
sạt lở đà lạt
Lâm Đồng
sạt lở
hoàng hoa thám
đường yên thế
Theo: Zing News
Comments are closed.