Giới nhà giàu đang đổ tiền vào Singapore

Singapore được biết đến là trung tâm tài chính của châu Á, nơi nhiều công ty đặt trụ sở chính, nhà giàu cất giữ tài sản. Tiền cũng đổ về đây thông qua các văn phòng gia đình.

Theo Bloomberg, chỉ 4 tháng sau khi ra mắt, văn phòng gia đình Farro Capital (có trụ sở ở Singapore) đã quản lý hơn 1 tỷ USD. Đó là một trong những minh chứng cho thấy giới nhà giàu đang đổ tiền về đảo quốc sư tử.

Thông qua các văn phòng gia đình, nhà giàu quốc tế đổ tiền về Singapore – trung tâm tài chính châu Á – để đầu tư, quản lý tài sản, thậm chí lập kế hoạch thừa kế.

Các văn phòng gia đình

Ông Hemant Tucker – cựu Giám đốc thị trường Nam Á và Trung Đông tại Bank of Singapore và ông Manish Tibrewal – cựu Giám đốc điều hành của Maitri Asset Management đã cùng 3 người khác thành lập Farro Capital từ tháng 10 năm ngoái.

Ông Tucker cho biết phần lớn khách hàng là người gốc Ấn Độ. Phần còn lại đến từ châu Âu và châu Á.

Khối tài sản do Farro quản lý tăng nhanh cho thấy sức hấp dẫn của Singapore đối với giới siêu giàu. Tiền đổ về đảo quốc sư tử bất chấp nỗ lực tăng thuế tài sản và các điều kiện chặt chẽ hơn trong việc giảm thuế.

Singapore là một trung tâm tài chính sôi động với nhiều nhà đầu tư và cố vấn tài chính. Nếu muốn phát triển hoạt động tại Đông Nam Á và Australia, dĩ nhiên chúng tôi sẽ đặt trụ sở tại đây

CEO Jo Taylor của Ontario Teachers’ Pension Plan

Trong những năm qua, giới nhà giàu Trung Quốc đã đổ tiền về Singapore. Mức thuế thấp và sự ổn định của thành phố này cũng giúp thu hút người giàu trên toàn cầu.

“Chúng tôi đang nhắm tới các gia đình từ Nhật Bản, Mỹ đến Anh – bất cứ ai quan tâm đến châu Á với Singapore là cửa ngõ khu vực”, ông Tibrewal cho biết.

Ông tiết lộ công ty đang xem xét bổ sung 50 khách hàng gia đình khác trong vòng 18-24 tháng tới. Khối tài sản được quản lý trung bình là 30 triệu USD/gia đình.

Tính đến cuối năm 2021, Singapore có khoảng 700 văn phòng gia đình. Kể từ đó tới nay, nhiều văn phòng khác đã mọc lên, bất chấp việc nước này áp dụng các quy định chặt chẽ hơn kể từ tháng 4/2022.

Khách hàng Trung Quốc, Ấn Độ tăng lên

Tỷ phú giàu nhất châu Á Mukesh Ambani đã mở một văn phòng gia đình tại đây vào năm ngoái. Cùng với đó là ông Serge Brin – đồng sáng lập Google, tỷ phú đầu tư Ray Dalio và doanh nhân James Dyson.

Singapore được các công ty nước ngoài coi là cửa ngõ quan trọng của khu vực châu Á. Ontario Teachers’ Pension Plan – một quỹ đầu tư tại Canada quản lý 177 tỷ USD – sẽ tăng cường hoạt động ở Frasers Tower. Số nhân viên tại Singapore tăng gấp đôi vào năm sau lên 50 người, vượt 35 nhân sự ở văn phòng tại Hong Kong.

“Singapore là một trung tâm tài chính sôi động với nhiều nhà đầu tư và cố vấn tài chính”, CEO Jo Taylor cho biết. “Nếu muốn phát triển hoạt động tại Đông Nam Á và Australia, dĩ nhiên chúng tôi sẽ đặt trụ sở tại đây”, ông nói thêm.

“Khi của cải tăng lên, các vị sẽ thấy nhiều gia đình chuyển tới một nơi như Singapore để quản lý tài sản của họ”, Bloomberg dẫn lời ông Nirbhay Handa – Trưởng bộ phận Khách hàng tư nhân châu Á tại Henley & Partners – nhận định.

Ông Handa cho biết một lượng lớn doanh nhân gốc Ấn Độ quan tâm tới việc chuyển tới Singapore hoặc đưa tài sản tới đây, dù không nhiều bằng các gia đình giàu có Trung Quốc.

Theo South China Morning Post, các văn phòng gia đình cho biết ngoài đầu tư, họ cũng hỗ trợ khách hàng trong nhiều lĩnh vực khác. Ông Goh, làm việc tại Kamet Capital, tiết lộ dịch vụ của công ty cung cấp cả tài xế, trợ lý, quản lý… Bà Veronica Shim, Giám đốc điều hành của Envysion Wealth Management, cho biết không ít văn phòng gia đình còn giúp lập kế hoạch thừa kế.

Báo cáo của DBS và Economist Intelligence Unit dự báo 10-15 năm tới sẽ chứng kiến ​​“sự chuyển dịch tài sản đáng kể giữa các thế hệ”. Họ ước tính số của cải dịch chuyển trong thập kỷ tới tại châu Á lên đến 2.000 USD.

Theo ông Lin thuộc Văn phòng Gia đình Raffles, các gia đình đang tìm cách quản lý để bảo vệ tài sản và truyền lại cho thế hệ sau mà không xảy ra tranh chấp. “Dù kiếm được bao nhiêu tiền, sẽ chẳng ích gì nếu không giữ được tiền”, ông nói.

Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu… Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.

Đế chế fintech 33 tỷ USD lần đầu báo lãi

Được thành lập từ năm 2015, tập đoàn fintech Revolut là một trong những kỳ lân fintech lớn nhất châu Âu với định giá 33 tỷ USD. Nhưng năm 2021 là năm đầu tiên tập đoàn này báo lãi.

‘Đảo tỷ phú’ được giới nhà giàu săn đón

Với những bãi cát trải dài, đầm phá ven biển trong xanh và việc không áp thuế thừa kế, đảo Mauritius từ lâu đã trở thành điểm đến yêu thích của giới nhà giàu. 

Theo: Zing News

Posted on Tháng Ba 3, 2023 in Tin tức

Share the Story

Back to Top