Giá đất cao khiến người dân khó đủ tiền mua, nhà đầu tư dè chừng khi đầu tư vào Đà Nẵng. Do đó, các chuyên gia kiến nghị địa phương này nên điều chỉnh giá đất để phục hồi kinh tế.
Sau 2 năm phát triển “nóng”, thị trường bất động sản Đà Nẵng đã giảm nhưng so với các địa phương khác vẫn ở mức cao. Cụ thể, giá bất động sản ở địa phương này chỉ thấp hơn Hà Nội và TP.HCM nhưng cao hơn rất nhiều so với Nha Trang (Khánh Hòa), Hải Phòng, Quảng Ninh…
Giá đất ở Đà Nẵng vẫn ở mức cao
Giữa tháng 3/2020, HĐND TP Đà Nẵng đã thông qua nghị quyết về bảng giá các loại đất trên địa bàn thành phố giai đoạn 2020-2024.
Bảng giá đất lần này có thay đổi so với bảng giá đất tại quyết định 06 năm 2019. Theo đó, giá đất thương mại dịch vụ được xác định bằng 80% giá đất ở cùng vị trí. Giá đất sản xuất kinh doanh không phải đất thương mại, dịch vụ được xác định bằng 60% giá đất ở cùng vị trí.
Với sự điều chỉnh trên, giá đất ở tại đô thị cao nhất 98,8 triệu đồng/m2; giá đất thương mại dịch vụ tại đô thị cao nhất 79 triệu đồng/m2; giá đất sản xuất kinh doanh tại đô thị cao nhất 59,3 triệu đồng/m2.
Giá đất ở Đà Nẵng thuộc diện cao so với nhiều địa phương. Ảnh: Đoàn Nguyên. |
Đáng chú ý lần này bảng giá đất mới được phân theo vệt khu đất. Đối với khu đất hai mặt tiền trở lên thì hệ số đặc biệt chỉ áp dụng trong phạm vi 50 m, đồng thời giá đất thương mại dịch vụ và đất sản xuất kinh doanh giảm hơn 5% so với mặt bằng tại quyết định 06.
Theo lý giải của UBND TP Đà Nẵng, qua rà soát giá đất phát hiện những điểm bất hợp lý phát sinh, bổ sung kịp thời những thay đổi so với bảng giá các loại đất năm 2019 (thời điểm thị trường bất động sản phát triển nóng).
Theo khảo sát của Zing, so sánh với các địa phương khác, giá đất cao nhất tại Đà Nẵng đang cao gấp 3,6 lần mức cao nhất 27 triệu đồng/m2 tại tỉnh Khánh Hòa (khu vực Nha Trang), cao gấp rưỡi mức 65 triệu đồng/m2 tại Huế, gấp khoảng 2,5 lần mức 40 triệu đồng/m2 tại Đồng Nai… Giá đất Đà Nẵng chỉ thấp hơn Hà Nội (cao nhất 188 triệu/m2) và TP.HCM (cao nhất 162 triệu/m2).
Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đến Đà Nẵng tìm hiểu nhưng do giá đất quá cao khiến họ chần chừ, thậm chí chọn Quảng Nam, Khánh Hòa để đầu tư.
Công chức khó đủ tiền mua đất làm nhà
Chị Nguyễn Thị Lan (chuyên viên của một sở ở Đà Nẵng), cho biết 2 vợ cồng đều làm công chức với tổng thu nhập khoảng 25 triệu đồng/tháng. Ngoài việc thuê nhà trọ và nuôi 2 con nhỏ (dưới 4 tuổi) cùng các khoản chi tiêu khác, mỗi năm gia đình tiết kiệm được khoảng 100 triệu đồng.
Sau 10 năm lập nghiệp, chị gia đình chị Lan tiết kiệm được khoảng một tỷ đồng. Từ Tết Tân Sửu đến nay, khi giá bất động sản ở Đà Nẵng “xuống dốc”, vợ chồng chị Lan đi mua đất làm nhà mà vẫn chưa được.
Theo lời người phụ nữ này, hiện giá đất ở khu vực Hòa Xuân (quận Cẩm Lệ), Phước Lý (Liên Chiểu)… ở mức 2,7-3,2 tỷ đồng/100 m2. Với số tiền một tỷ đồng chị Lan chỉ có thể mua được một lô đất ở khu vực nông thôn huyện Hòa Vang.
“Nếu mua đất ở Hòa Vang thì xa quá, chúng tôi sẽ gặp khó khăn trong việc đi làm, đưa đón 2 con đi học. Với lại, nếu có mua được đất thì ít nhất chung tôi phải vay thêm 500-600 triệu đồng để làm nhà. Mục tiêu mua đất làm nhà vẫn còn xa vời”, chị Lan than thở.
Cũng giống chị Lan, nhiều cán bộ, công chức ở Đà Nẵng đều cho biết họ sống ở chung cư mà thành phố cho thuê với giá ưu đãi chứ chưa có điều kiện mua đất làm nhà.
Cần điều chỉnh lại giá đất để thu hút đầu tư
Từ khi thành thành phố trực thuộc Trung ương, Đà Nẵng đã rất thành công trong việc thu ngân sách từ đất. Tuy nhiên, theo báo cáo của UBND TP Đà Nẵng, sau hơn 20 năm luôn đạt mức tăng trưởng cao, năm vừa qua lần đầu tiên kinh tế của thành phố đã rơi vào tăng trưởng âm đến 9,77%, thu ngân sách chỉ đạt 70%.
Nhiều ngành kinh tế mũi nhọn bị đình trệ và tổn hại nghiêm trọng, đặc biệt là lĩnh vực du lịch, dịch vụ. Trong năm 2020, với sự bùng phát của dịch Covid-19, hàng nghìn doanh nghiệp tại Đà Nẵng phải giải thể hoặc hoạt động cầm chừng.
Ông Cao Trí Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP. Đà Nẵng, cho biết hiệp hội đang tập hợp ý kiến doanh nghiệp để đề xuất các giải pháp tháo gỡ. Một trong số đó là kiến nghị lãnh đạo thành phố tính toán lại những chi phí liên quan tiền thuê đất cho doanh nghiệp du lịch vì tiền thuê đất sẽ bị tác động bởi giá đất.
Ông và nhiều thanh viên trong hiệp hội mong muốn thành phố điều chỉnh giá đất hoặc giảm tiền thuê đất cho doanh nghiệp để phục hồi kinh tế.
Ông Trần Văn Đại, giám đốc một công ty cổ phần ở Đà Nẵng cũng kiến nghị lãnh đạo địa phương này sớm có khảo sát cụ thể để điều chỉnh giá đất cho phù hợp với thực tế để thu hút nhà đầu tư.
“Tình hình dịch bệnh đang diễn biến khó lường cùng với việc giá bất động sản ở Đà Nẵng đang ở mức cao nên doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Đà Nẵng phải điều chỉnh theo lộ trình giảm dần thì may ra mới phục hồi được kinh tế trong năm nay”, ông Đại nói.
‘Cò’ hô giá đất ở Đà Nẵng tăng lên cả trăm triệu/lôChính quyền Đà Nẵng chưa có động thái nào tăng giá đất nhưng giới “cò đất” đã tung ra các chiêu trò để đẩy giá bất động sản lên cả trăm triệu/lô. |
Giá bất động sản ở Đà Nẵng vẫn ở mức cao
Đà Nẵng
Quảng Nam
Đà Nẵng
giá đất
giá bất động sản
bất động sản Đà Nẵng
Đà Nẵng tăng giá đất
Đà Nẵng
Theo: Zing News
Comments are closed.