Hiện rổ cổ phiếu VN30 có 15 doanh nghiệp không thuộc nhóm tài chính – ngân hàng. Trong đó, Vinhomes dẫn đầu lợi nhuận nhóm này với mức lãi ròng gần 33.300 tỷ đồng năm ngoái.
Năm 2023 chứng kiến nhiều biến động trên thị trường chứng khoán nói chung và chỉ số VN30 nói riêng. Chỉ trong một năm, HoSE đã loại 3 ông lớn bất động sản gồm Novaland (NVL), KDH (Khang Điền) và PDR (Phát Đạt) khỏi rổ cổ phiếu vốn hóa lớn, thay thế vào đó là Becamex (BCM), SHB và SSB (SeABank).
Hiện nay, rổ cổ phiếu VN30 trên HoSE đang có 15 cổ phiếu thuộc lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Nếu không tính nhóm này, các doanh nghiệp phi tài chính ghi nhận tổng cộng 1,2 triệu tỷ đồng doanh thu trong năm vừa qua, tăng 4% so với năm 2022. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế nhóm này lại giảm tới 14%, xuống gần 92.000 tỷ đồng.
“Nhà Vin” thu đậm
Về doanh thu, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam – Petrolimex (HoSE: PLX) là doanh nghiệp dẫn đầu nhóm VN30 phi tài chính với hơn 274.000 tỷ đồng năm ngoái. Dù vậy, mức doanh thu này của Petrolimex vẫn giảm 10% so với năm trước đó.
Năm 2023, hoạt động kinh doanh của Petrolimex không ghi nhận biến động đáng kể, duy nhất quý I/2023 có doanh thu cao hơn cùng kỳ năm 2022.
Xếp sau Petrolimex về chỉ tiêu này là Tập đoàn Vingroup (HoSE: VIC) với hơn 161.600 tỷ đồng doanh thu năm vừa qua, tăng 58% so với năm 2022, đồng thời lập kỷ lục doanh thu của tập đoàn này.
Thực tế, trong quý cuối năm ngoái, do suy giảm nguồn thu từ mảng chuyển nhượng bất động sản, doanh thu chung của Vingroup đã giảm 33%. Tuy nhiên, việc doanh thu từ hoạt động sản xuất, mà chủ yếu đến từ VinFast, tăng gấp 3 lần đã phần nào bù đắp vào phần hụt thu từ bất động sản.
Bên cạnh đó, doanh thu 3 quý đầu năm 2023 đều bứt phá nhờ tiến độ bàn giao nhanh các căn bất động sản thấp tầng tại dự án Vinhomes Ocean Park 2 và 3 cũng như doanh thu bán xe điện.
PETROLIMEX DẪN ĐẦU DOANH THU NHÓM VN30 PHI TÀI CHÍNH | ||||||||||||||||
Nguồn: BCTC DN; Tổng hợp. | ||||||||||||||||
Nhãn | PLX | VIC | HPG | MWG | VHM | GAS | MSN | VJC | VNM | FPT | SAB | POW | GVR | VRE | BCM | |
Doanh thu thuần | tỷ đồng | 274253 | 161634 | 118953 | 118280 | 103334 | 89954 | 78252 | 62535 | 60369 | 52618 | 30461 | 27945 | 22080 | 9791 | 8072 |
Một doanh nghiệp khác liên quan đến hệ sinh thái Vingroup là Vinhomes (HoSE: VHM) cũng lần đầu ghi nhận doanh thu vượt mốc trăm nghìn tỷ đồng năm ngoái (cụ thể là hơn 103.300 tỷ đồng), tăng 67% so với năm liền trước. Đà tăng này giúp Vinhomes là doanh nghiệp có hiệu suất tăng trưởng doanh thu cao nhất VN30 phi tài chính.
Bất chấp doanh thu quý IV/2023 giảm hơn 70% so với quý liền trước và cùng kỳ năm 2022, việc bàn giao đúng tiến độ 9.800 căn bất động sản thấp tầng tại dự án Vinhomes Ocean Park 2 và 3 đã giúp cả năm kinh doanh của nhà phát triển bất động sản này khởi sắc.
Tuy vậy, mức doanh thu lần đầu vượt trăm nghìn tỷ đồng kể trên chỉ giúp Vinhomes xếp thứ 5 trong nhóm VN30 phi tài chính. Hai doanh nghiệp xếp trên ở chỉ tiêu này lần lượt là “vua thép” Hòa Phát (HoSE: HPG) với gần 119.000 tỷ đồng (-16%) và Thế Giới Di Động (HoSE: MWG) với gần 118.300 (-11%).
Doanh thu của “vua thép” Hòa Phát đã bắt đầu phục hồi kể từ quý IV/2022 nhờ yếu tố nhu cầu tiêu thụ lẫn giá bán thép. Giai đoạn cuối năm 2024 và đầu năm 2025, Hòa Phát kỳ vọng việc đưa dự án Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất 2 vào hoạt động có thể giúp doanh thu của tập đoàn tăng thêm 80.000-100.000 tỷ đồng.
Thế Giới Di Động “đội sổ”
Với bảng xếp hạng lợi nhuận của nhóm VN30 phi tài chính, quán quân năm 2023 đã thuộc về Vinhomes.
Trong năm vừa qua, doanh nghiệp bất động sản lớn nhất Việt Nam ghi nhận mức lãi sau thuế gần 33.300 tỷ đồng, tăng 14% so với năm liền trước và cao hơn vị trí thứ 2 của PV Gas (HoSE: GAS) gần 3 lần.
Nhìn chung, quá nửa số doanh nghiệp phi tài chính thuộc VN30 ghi nhận tình trạng suy giảm lợi nhuận hoặc đi ngang năm vừa qua. Số ít chứng kiến lợi nhuận tăng như Vinhomes (+14%); Becamex lãi hơn 2.300 tỷ đồng (+35%); FPT lãi gần 7.800 tỷ đồng (+20%); hay Petrolimex lãi hơn 3.000 tỷ đồng (+60%).
Một trường hợp đáng chú ý ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận cao trong năm vừa qua là Vincom Retail (HoSE: VRE) – một doanh nghiệp khác thuộc “họ Vin” – với hơn 4.400 tỷ đồng, tăng 59%. Đây cũng là mức lợi nhuận cao nhất mà nhà phát triển các trung tâm thương mại Vincom ghi nhận được kể từ khi thành lập.
Tuy vậy, so với kế hoạch lãi ròng 4.680 tỷ đồng đặt ra cho cả năm, Vincom Retail mới hoàn thành 94% mục tiêu. Năm nay, công ty dự kiến khai trương thêm 6 trung tâm thương mại với tổng diện tích mặt sàn bán lẻ khoảng 160.000 m2, tiếp tục duy trì vị thế là nhà phát triển bất động sản bán lẻ lớn nhất trong nước.
LỢI NHUẬN THẾ GIỚI DI ĐỘNG THẤP NHẤT NHÓM VN30 PHI TÀI CHÍNH | ||||||||||||||||
Nguồn: BCTC DN; Tổng hợp. | ||||||||||||||||
Nhãn | VHM | GAS | VNM | FPT | HPG | VRE | SAB | GVR | PLX | BCM | VIC | MSN | POW | VJC | MWG | |
Lợi nhuận sau thuế | tỷ đồng | 33287 | 11793 | 9019 | 7792 | 6800 | 4409 | 4255 | 3370 | 3052 | 2314 | 2051 | 1870 | 1329 | 344 | 168 |
Nhờ hoạt động bay, du lịch phục hồi mạnh sau dịch, Vietjet Air (HoSE: VJC) đã báo lãi 344 tỷ đồng năm vừa qua. Tuy khiêm tốn so với các doanh nghiệp trong nhóm VN30, đây vẫn là kết quả tích cực nhất của Vietjet Air từ khi dịch Covid-19 bùng phát. Trong năm 2022 trước đó, thậm chí hãng bay này đã báo lỗ gần 2.300 tỷ đồng.
Doanh nghiệp có kết quả lợi nhuận thấp nhất nhóm VN30 phi tài chính năm qua là nhà bán lẻ điện thoại, điện máy lớn nhất trong nước – Thế Giới Di Động (HoSE: MWG).
Năm 2023, lợi nhuận của ông lớn bán lẻ này đã bốc hơi 96%, chỉ đạt 168 tỷ đồng. Đây là mức lợi nhuận thấp nhất mà Thế Giới Di Động ghi nhận được trong một thập niên kinh doanh gần nhất.
Trước bối cảnh tiêu dùng suy yếu cùng tâm lý tiết kiệm của người dân, 2 chuỗi bán lẻ chủ lực là thegioididong.com (bao gồm cả TopZone) và Điện Máy Xanh của Thế Giới Di Động đã phải đóng 206 cửa hàng năm ngoái. Tính đến cuối năm 2023, thegioididong.com chỉ còn 1.078 cửa hàng trong khi quy mô của Điện Máy Xanh giảm còn 2.190 cửa hàng.
Điểm sáng của công ty là chuỗi bán lẻ Bách Hóa Xanh đã đạt mục tiêu hòa vốn sau mọi chi phí tương ứng với thực tế vận hànhvà trên cơ sở hoạt động kinh doanh cốt lõi, không bao gồm chi phí phát sinh một lần đã hạch toán hết trong quý IV và một phần chi phí khấu hao liên quan tới nâng hạ diện tích cửa hàng. Doanh nghiệp cho biết chuỗi này có thể bù đắp được các chi phí trên và có lợi nhuận ròng cả năm 2024.
Đáng chú ý, trong năm 2024, Thế Giới Di Động đặt mục tiêu doanh thu thuần hợp nhất tăng 6%, lên 125.000 tỷ đồng và lãi ròng 2.400 tỷ đồng, cao gấp 14 lần.
FLC muốn thu hơn 2.400 tỷ từ bất động sản và nghỉ dưỡng trong năm nayCổ đông FLC hôm 20/2 đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2024 với mục tiêu thu về 2.400 tỷ đồng từ mảng bất động sản và du lịch nghỉ dưỡng. |
CII thu hơn 130 tỷ đồng phí cầu đường trong dịp Tết Giáp ThìnTrong giai đoạn 4-18/2 (tức 25 tháng Chạp – 9 tháng Giêng) cũng là cao điểm di chuyển của người dân dịp Tết, doanh thu phí cầu đường từ 7 trạm BOT đã mang về cho CII 130,5 tỷ đồng. |
Khối ngoại bán ròng gần 1.300 tỷ đồng tuần nàyKhối ngoại quay trở lại bán ròng trong bối cảnh VN-Index liên tục tăng cao. Một số mã ngân hàng như VCB, TPB, LPB hay STB bắt đầu được khối ngoại chốt lời mạnh. |
Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri thức – Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách – nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo… Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân.
Theo: Zing News
Comments are closed.