Doanh nghiệp bán lẻ dịch chuyển sang bán hàng đa kênh

Theo khảo sát của Harvard Business Review, 73% người tiêu dùng sử dụng nhiều kênh mua hàng, 24,1% nhà bán hàng đa kênh ghi nhận tăng trưởng doanh thu trong và sau dịch.

Cũng theo Harvard Business Review, hơn 30,6% doanh nghiệp được khảo sát cho biết họ có sự tăng trưởng doanh thu so với năm 2019. Đặc điểm chung của nhóm này là đã chuyển đổi mô hình sang bán hàng đa kênh để thích ứng với biến động thị trường, với gần 24% nhà bán lẻ kết hợp bán hàng truyền thống và online.

Theo giới phân tích, khi đại dịch Covid-19 bùng nổ, người tiêu dùng thay đổi thói quen chi tiêu. Ngoài việc hạn chế đến các điểm bán hàng truyền thống, họ coi việc giao dịch trực tuyến là hình thức an toàn, luôn quan tâm đến tình trạng có sẵn của hàng hóa và xếp đây là nhu cầu thiết yếu.

Người tiêu dùng Việt Nam – đặc biệt là người tiêu dùng trẻ ở đô thị lớn đã khá quen thuộc với mua sắm trực tuyến. Tuy nhiên, dù kinh doanh trực tuyến có sự phát triển nhanh chóng, bán lẻ truyền thống vẫn có chỗ đứng nhất định.

Khi mua sắm trực tuyến, khách hàng có thể nghiên cứu các lựa chọn phù hợp, đọc đánh giá, đưa ra những so sánh về sản phẩm và dịch vụ. Khi đến cửa hàng, người tiêu dùng có thể nhìn, cảm nhận, trải nghiệm sản phẩm trực tiếp trước khi mua hàng. Cả hai cách đều có những ưu điểm riêng, buộc doanh nghiệp phải nắm bắt được hành vi của nhóm khách hàng tiềm năng, từ đó khai thác tối đa kênh trực tuyến, ứng dụng bán hàng, tận dụng các kênh giao hàng và tăng cường tích hợp đa kênh.

Bizfly anh 1

Hiệu quả các kênh với cửa hàng bán lẻ theo mô hình kinh doanh truyền thống.

Sự chuyển đổi về kênh bán hàng và tình hình sụt giảm doanh thu đã ảnh hưởng đến ngân sách quảng cáo tiếp thị trung bình của mỗi nhà bán hàng. Trên thực tế, các “ông lớn” bán lẻ tại Việt Nam đã nhanh chóng áp dụng mô hình đa kênh đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, gồm kênh trực tuyến và trực tiếp nhằm tương tác với người mua mọi lúc mọi nơi, giúp hành trình mua sắm không bị gián đoạn. Trong khi Vinmart có “đội quân đi chợ hộ” với các cách mua hàng linh hoạt tại 3 kênh điện thoại, app và website, thì đơn vị vận chuyển Grab nhanh chóng ra mắt dịch vụ Grabmart, đi siêu thị giúp người tiêu dùng.

Bizfly anh 2

Hình thức đi chợ hộ được triển khai qua 3 kênh: Điện thoại, app và website.

Theo chia sẻ từ đại diện AEON, thời gian cao điểm mùa dịch, lượng khách đặt hàng qua trang thương mại điện tử AEON Eshop tăng gấp 3 lần so với bình thường. Trong khi đó, trong 9 tháng đầu năm 2020, lượng đơn đặt hàng qua điện thoại tăng trưởng gần 200% so với cùng kỳ năm 2019. Sau 5 tháng hợp tác với Grabmart, doanh thu trung bình hàng tháng trên nền tảng này của 5 trung tâm bách hóa tổng hợp và siêu thị AEON Việt Nam tăng 182%.

Để phân phối bán lẻ đa kênh, doanh nghiệp cần tạo sự thuận tiện cho người mua nhưng vẫn cần đảm bảo tính thống nhất. Đây là việc làm đòi hỏi nhiều công sức, đầu tư, doanh nghiệp phải chủ động thu thập, nghiên cứu dữ liệu khách hàng, áp dụng công cụ phù hợp với đặc thù của từng ngành.

Một số công cụ thường dùng để phục vụ việc bán hàng đa kênh như sau.

CRM – lưu trữ đa kênh: Giúp doanh nghiệp tận dụng được toàn bộ dữ liệu tương tác với khách hàng, từ đó hiểu rõ mục đích và hành vi của khách hàng trên từng kênh.

Website – cửa hàng số độc lập: Nơi khách hàng online có thể dễ dàng tìm kiếm và mua sắm bất cứ sản phẩm/dịch vụ nào mọi lúc mọi nơi.

Landing page – xây dựng thương hiệu riêng:Thiết kế nhanh, giá mềm (từ 1-5 triệu đồng), linh động, dễ tối ưu, giảm chi phí quảng cáo mà vẫn thể hiện được uy tín thương hiệu.

Chatbot – nhân viên ảo 24/7:Sử dụng và tích hợp chatbot khá đơn giản, chi phí mềm từ 200.000-300.000 đồng/tháng, nhiều phiên bản không mất phí.

Độc giả tìm hiểu thêm các giải pháp của Bizfly để bán hàng kênh hiệu quả tại đây.

Theo: Zing News

Posted on Tháng Năm 26, 2021 in Tin tức

Share the Story

Back to Top