Tại phiên giao dịch chiều 23/6, QCG chạm ngưỡng 29.400 đồng/cổ phiếu, thị giá tương đối ấn tượng trong nhóm doanh nghiệp bất động sản niêm yết khi mà những ông lớn khác như tập đoàn FLC, Đất Xanh, Hoàng Quân… thị giá cổ phiếu thấp hơn rất nhiều.
Đầu năm 2017, vốn hóa thị trường của Quốc Cường Gia Lai chỉ chưa tới 1.000 tỷ đồng, thuộc nhóm doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên HOSE có vốn hóa thấp nhất. Tuy nhiên, với đà tăng của QCG, hiện tại, vốn hóa của doanh nghiệp này đã tăng lên tới 8.000 tỷ đồng, gia nhập nhóm 10 doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên HOSE có vốn hóa lớn nhất.
QCG có sức tăng trưởng ấn tượng nhờ việc chuyển nhượng lại dự án tâm huyết Phước Kiển (dự án bất động sản lớn nhất Quốc Cường Gia Lai triển khai từ khi thành lập) cho một công ty khác và được tạm ứng 50 triệu USD. Nhờ dòng tiền mặt khổng lồ này, Quốc Cường Gia Lai ngay lập tức giải tỏa được áp lực nợ ngắn hạn của công ty. Mới đây, công ty cũng đã thông báo sẽ chia cổ tức cho cổ đông lần đầu tiên sau 5 năm.
Thị giá cổ phiếu QCG đã tăng hơn 9 lần so với đầu năm 2017. Đồ họa: Quang Thắng. |
Ngay khi tất toán xong hơn 1.500 tỷ đồng nợ tại BIDV, chiếm phần lớn khoản nợ vay tài chính của doanh nghiệp, cổ phiếu QCG đã bứt phá mạnh mẽ trên sàn chứng khoán. Các nhà đầu tư cũng kỳ vọng doanh nghiệp bất động sản này sẽ sớm lấy lại vị thế đại gia phố núi của mình như trước đây.
Thực tế, cùng với đà tăng của thị giá, khối lượng giao dịch cổ phiếu QCG từ tháng 4 đến nay cũng trở nên nhộn nhịp nhất trong nhiều năm. Nếu như đầu năm, trung bình mỗi phiên giao dịch chỉ có vài nghìn cổ phiếu QCG khớp lệnh mua và bán, thậm chí có những phiên giao dịch chỉ 10 cổ phiếu khớp lệnh, thì từ tháng 4 đến nay, mỗi phiên đều ghi nhận hàng trăm nghìn cổ phiếu QCG khớp lệnh thông qua.
Trung bình 10 phiên giao dịch gần nhất có tới hơn 550.000 cổ phiếu QCG khớp lệnh giao dịch, gấp 55 lần so với 10 phiên đầu tiên của năm. Đặc biệt, các phiên gần đây đều ghi nhận các giao dịch thỏa thuận với giá trị hàng chục tỷ đồng.
Phần lớn cổ phần Quốc Cường Gia Lai hiện nay thuộc sở hữu gia đình ông Cường đôla. Đồ họa: Quang Thắng. |
Mới đây, Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM cho biết ông Lê Quốc Hưng hay còn được gọi là Hưng “Gimiko” cùng vợ là bà Lê Thị Ngọc Nữ vừa trở thành cổ đông lớn của Quốc Cường Gia Lai. Theo đó, vợ chồng ông Hưng và bà Nữ đã nâng khối lượng sở hữu QCG từ 4,7 triệu cổ phiếu (1,7% vốn) lên 14 triệu cổ phiếu, tương đương 5,11%.
Hiện tại, phần lớn cổ phần tại Quốc Cường Gia Lai vẫn nằm trong tay gia đình nhà ông Nguyễn Quốc Cường (Cường “Đôla”) và tập trung chủ yếu trong tay bà Nguyễn Thị Như Loan – Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc – với 37,05% cổ phần. Cổ phiếu QCG tăng vọt cũng giúp và Loan trở thành người giàu thứ 11 trên sàn chứng khoán với khối tài sản gần 3.000 tỷ đồng.
Ngoài ra, bà Nguyễn Ngọc Huyền My, em gái ông Cường cũng nắm giữ tới 14,32% cổ phần tại công ty, bà Nguyễn Thị Ánh Nguyệt (em gái bà Loan) sở hữu 3,52% vốn.
Quốc Cường Gia Lai lần đầu tiên chia cổ tức tiền mặt sau 5 nămĐHĐCĐ thường niên năm 2017 của Quốc Cường Gia Lai có thông tin tích cực hơn mọi năm, là phương án thanh toán cổ tức tiền mặt cho cổ đông với tỷ lệ 8,6%. |
Hết áp lực nợ ngắn hạn, giá trị ‘đại gia phố núi’ tăng hơn 2.500 tỷTừ khi thông báo tất toán hơn 1.300 tỷ đồng nợ vay tại BIDV, cổ phiếu Quốc Cường Gia Lai đã có 13 phiên tăng giá liên tiếp, nâng “giá trị” công ty tăng hơn 2.500 tỷ đồng. |
Comments are closed.