Mới đây, Trung tâm lưu ký chứng khoán (VSD) đã có thông tin về việc chuyển nhượng cổ phiếu VJC của Công ty Cổ phần hàng không Vietjet – Vietjet Air và hồ sơ chuyển quyền sở hữu cổ phiếu VJC.
VSD cho biết đã thực hiện chuyển quyền sở hữu hơn 644.700 cổ phiếu VJC từ Công ty Cổ phần Đầu tư BI VI sang cho Asia Value Investment Limited, một công ty quản lý quỹ của nước ngoài.
Ngày chuyển quyền được thực hiện vào 20/11 vừa qua. Tại ngày hiệu lực chuyển quyền, một cổ phiếu VJC đang ở mức giá 120.800 đồng. Tương đương, thương vụ chuyển nhượng cổ phiếu này có giá thị trường là 79 tỷ đồng.
Đáng chú ý, theo giấy phép đăng ký kinh doanh, Công ty Cổ phần Đầu tư BI VI là công ty do ông Ho Thế An (Ho An T) là người đại diện theo pháp luật, công ty đặt trụ sở tại TP.HCM.
Trước đó, ngày 12/10, VSD cũng đã làm thủ tục chuyển nhượng hơn 1,61 triệu cổ phiếu VJC từ chính công ty này cho quỹ ngoại Asia Value Investment Limited. Tại thời điểm đó, thị giá của VJC đạt khoảng 107.900 đồng/cổ phiếu, tương đương giá trị thương vụ này khoảng 174 tỷ đồng.
Trước đó, vào giữa tháng 9, VSD cũng đã cho biết đơn vị đã thực hiện chuyển quyền sở hữu hơn 2,61 triệu cổ phiếu VJC từ Công ty Cổ phần Chứng khoán TP.HCM (HSC) cho Norges Bank. Giá trị thương vụ theo thời điểm đó được ước tính vào khoảng 360 tỷ đồng.
Như vậy, chỉ trong vòng một tháng, Công ty BI VI đã chuyển nhượng lại tổng cộng hơn 2,25 triệu cổ phiếu VJC, với tổng giá trị thương vụ theo giá thị trường hơn 250 tỷ đồng.
Trên thực tế, cả Công ty Cổ phần Đầu tư BI VI và Asia Value Investment đều liên quan đến VinaCapital.
VinaCapital là một trong 2 quỹ đầu tư ngoại lớn nhất tại Việt Nam. Tổ chức này đang quản lý 3 quỹ đầu tư dạng đóng được niêm yết tại thị trường chứng khoán London gồm: VinaCapital Vietnam Opportunity Fund Limited (VOF) niêm yết trên sàn giao dịch chính, VinaLand Limited (VNL) và Vietnam Infrastructure Limited (VNI) niêm yết trên sàn AIM.
Ngoài ra, VinaCapital cũng đang quản lý các quỹ mở VVF, VESAF dành cho nhà đầu tư nước ngoài và hai quỹ VFF, VEOF dành cho nhà đầu tư trong nước.
Các thương vụ chuyển giao cổ phần sở hữu tại Vietjet Air cho các đại gia nước ngoài diễn ra trong thời điểm cổ phiếu hàng hàng không giá rẻ này có dấu hiệu đi xuống sau chuỗi tăng giá mạnh vào tháng 9 vừa qua.
Tuy nhiên, sau khi thị giá tụt xuống ngưỡng hơn 100.000 đồng/cổ phiếu vào tháng 10 thì đến VJC đã lấy lại đà tăng từ đầu tháng 11 đến nay. Hiện tại, thị VJC được giao dịch trên dưới 130.000 đồng/cổ phiếu và đóng cửa phiên giao dịch ngày 23/11 ở mức 129.900 đồng/cổ phiếu.
Theo thống kê của Forbes, tài sản bà Thảo đã tăng hơn 1 tỷ USD chỉ từ tháng 3 đến nay. Ảnh chụp màn hình. |
Vietjet Air từ trước đến nay vẫn được biết đến như hãng hàng không giá rẻ của nữ tỷ phú USD duy nhất Việt Nam (theo danh sách của Forbes) Nguyễn Thị Phương Thảo.
Bà Thảo hiện vừa là Phó chủ tịch HĐQT công ty vừa đảm nhiệm vai trò Tổng giám đốc tại hãng hàng không này. Ngoài ra, riêng nữ tỷ phú cũng đang sở hữu 8,76% cổ phần tại Vietjet Air, đồng thời thông qua Công ty TNHH Đầu tư Hướng Dương Sunny, bà Thảo đang chi phối thêm 28,57% vốn tại đây.
Theo ước tính của Forbes, khối tài sản hiện tại bà Thảo sở hữu lên tới 2,1 tỷ USD, tăng hơn 1 tỷ USD so với đầu năm.
Bà chủ Vietjet Air tiếp tục lọt top 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giớiTheo bảng xếp hạng vừa được Forbes công bố, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, CEO của Vietjet Air, đã có năm thứ hai liên tiếp lọt top 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới. |
Comments are closed.