Đối tác mua là SK Group, tập đoàn tư nhân đa ngành lớn thứ 3 tại Hàn Quốc. Giao dịch này tương đương định giá chủ sở hữu chuỗi bán lẻ VinMart và VinMart+ lên tới 2,5 tỷ USD.
SK Group vừa có thông báo về việc đã ký kết hợp đồng mua lại 16,26% cổ phần tại Công ty VinCommerce (công ty mẹ sở hữu chuỗi bán lẻ VinMart và VinMart+) với giá 410 triệu USD. Giao dịch tương đương định giá của chủ sở hữu chuỗi bán lẻ lớn nhất Việt Nam lên tới 2,5 tỷ USD.
VinCommerce hiện điều hành khoảng 2.300 cửa hàng tiện lợi và siêu thị tại Việt Nam, với khoảng 50% thị phần trong lĩnh vực bán lẻ tiêu dùng.
Trong cơ cấu sở hữu VinCommerce hiện do Công ty VCM nắm giữ 100% vốn và quản lý trực tiếp.
Về kết quả kinh doanh, VCM cũng mới ghi nhận mức EBITDA (thu nhập trước lãi vay, thuế, khấu hao) hòa vốn trong quý IV/2020 và đạt mức dương trong quý I/2021. Ban lãnh đạo công ty kỳ vọng sẽ tiếp tục đạt EBITDA dương trong nửa cuối năm 2021.
Cụ thể, công ty này ghi nhận 7.300 tỷ đồng doanh thu trong quý cuối cùng của năm 2020 với lợi nhuận EBITDA là 16 tỷ, tương đương biên EBITDA đạt 0,2%. Đây cũng là quý kinh doanh đầu tiên doanh nghiệp này ghi nhận mức lợi nhuận EBITDA dương từ khi hoạt động.
Tuy vậy, lũy kế cả năm 2020, EBITDA của công ty vẫn ở mức âm 1.234 tỷ đồng, tỷ suất EBITDA tương ứng âm 4%.
Chủ chuỗi siêu thị VinMart và cửa hàng tiện lợi VinMart+ được định giá 2,5 tỷ USD sau giao dịch đầu tư của SK Group. Ảnh: Nikkei. |
Năm 2021, nhà bán lẻ lớn nhất thị trường trong nước đã vạch ra kế hoạch để cải thiện biên lợi nhuận thương mại lên 2% thông qua ký kết hợp đồng với các nhà cung cấp chiến lược và tìm nguồn hàng tươi sống trực tiếp. Công ty cũng dự kiến triển khai mô hình cửa hàng kiểu mẫu trên quy mô toàn quốc trước quý II/2021 và nâng cấp mô hình chuỗi cung ứng châm hàng tự động.
Tập đoàn Masan cũng đang có kế hoạch sử dụng một phần khoản đầu tư mới nhận được này (khoảng 225 triệu USD) để bổ sung vốn lưu động và tăng vốn tài trợ cho các dự án trong tương lai.
Về phía SK Group, tập đoàn này đã chi hàng tỷ USD để tham gia vào các doanh nghiệp tư nhân lớn nhất tại Việt Nam. Trong đó, tập đoàn viễn thông tại Hàn Quốc đang sở hữu 9,6% vốn Tập đoàn Masan và 6,1% vốn Tập đoàn Vingroup.
Trong khi đó, VCM trước đây vốn thuộc sở hữu của Vingroup sau khi tập đoàn này hoán đổi 99,99% cổ phần của Công ty Vincommerce (công ty mẹ của VinMart và VinMart+) thành cổ phần trong Công ty VCM. Bằng giao dịch này, Vingroup khi đó sở hữu 64,3% cổ phần Công ty VCM.
Tập đoàn của tỷ phú Phạm Nhật Vượng sau đó chuyển nhượng toàn bộ 64,3% cổ phần Công ty VCM cho Tập đoàn Masan để đổi lấy quyền chọn nhận cổ phần của một công ty được thành lập trong tương lai, chính là The CrownX.
The CrownX là doanh nghiệp được Masan thành lập để lấn sân sang lĩnh vực bán lẻ thông qua việc tiếp quản chuỗi siêu thị VinMart và VinMart+ từ Tập đoàn Vingroup.
The CrownX hiện sở hữu 83,74% cổ phần của Công ty VCM – công ty sở hữu hệ thống VinMart, VinMart+, VinEco cùng 85,71% phần vốn góp tại Masan Consumer Holdings – công ty quản lý toàn bộ mảng hàng tiêu dùng của Masan.
Vingroup thay đổi ra sao trong 4 năm qua?Bốn năm kể từ khi thành lập VinFast, Vingroup quyết định thoái vốn, rút lui khỏi một số lĩnh vực như bán lẻ, nông nghiệp, hàng không… |
Vingroup muốn rút hoàn toàn khỏi chuỗi VinMart, VinMart+Vingroup đang muốn rút lui hoàn toàn khỏi chuỗi bán lẻ VinMart, VinMart+ bằng việc bán toàn bộ cổ phần sở hữu còn lại trong Công ty The CrownX – chủ sở hữu chuỗi bán lẻ này. |
Masan bán 16
26% vốn VinCommerce giá 410 triệu USD
Vingroup
Masan
masan
vingroup
VinCommerce
sk group
chuỗi bán lẻ
vinmart
vinmart+
công ty vcm
bán vốn
Theo: Zing News
Comments are closed.