Sau 4 ngày Đà Nẵng cho phép các dịch vụ hoạt động trở lại, các tuyến phố đã nhộn nhịp hơn trước. |
Tuy nhiên, theo ghi nhận của Zing, các điểm vui chơi trong thành phố vẫn vắng vẻ. Tại Công viên 29/3, chỉ ít người dạo bộ, ngắm cảnh. Dẫn cháu đi dạo bộ dọc công viên, ông Chiến (ngụ phường Chính Gián, quận Thanh Khê) cho biết lúc sáng sớm hoặc vào buổi chiều chỉ vài chục người đến công viên tập thể dục. |
“Người dân vẫn còn lo ngại dịch bệnh bùng phát nên chưa dám đi chơi. Công viên này hầu như chưa có khách, chỉ ít người sống quanh đây đến tập thể dục, dạo bộ một lúc rồi về”, ông Chiến nói. |
“Dịch còn diễn biến phức tạp nên khách chưa có, chủ cơ sở kinh doanh, ban quản lý khu vui chơi cũng chưa muốn mở cửa”, một nhân viên bảo vệ khu vui chơi ở đường 2 Tháng 9 (quận Hải Châu, Đà Nẵng) nói. |
Tại khu vực phía đông cầu Rồng, nơi lý tưởng để người dân tản bộ cũng vắng tanh. Quản lý quán cà phê Molys (đường Trần Hưng Đạo, quận Sơn Trà) cho biết chính quyền cho phép mở bán từ hôm 16/10 nhưng quán rất ít khách. |
“Khi chưa có dịch, hàng ngày rất đông người dân và du khách đến khu Cá chép hóa rồng để tham quan, ngắm sông Hàn. Nhưng từ hôm dịch bùng phát đến nay, lượng người đến đây thưa thớt”, quản lý quán cà phê Molys nói thêm. |
Tương tự, khu vực cầu tình yêu, nơi lý tưởng cho các bạn trẻ thể hiện tình yêu đôi lứa cũng vắng lặng. “Trước đây, ngày nào cũng có hàng trăm khách đến đây ngắm cảnh. Nhiều đôi trai gái cũng chọn nơi này để chụp ảnh cưới. Dạo này, nơi đây đìu hiu, không một bóng người”, anh Chiến (ngụ đường Trần Hưng Đạo, quận Sơn Trà) cho biết. |
Lãnh đạo Ban quản lý danh thắng Ngũ Hành Sơn cho biết chính quyền thành phố đã cho phép nhưng do chưa có khách nên đơn vị chưa mở cửa trở lại. “Nếu mở cửa thì phải huy động hàng chục nhân viên làm việc. Khách không có, thu không đủ chi nên phải vài ba hôm nữa chúng tôi mới tính đến khả năng mở cửa trở lại, tùy tình hình dịch bệnh”, một lãnh đạo Ban quản lý danh thắng Ngũ Hành Sơn phân trần. Trong ảnh là thang máy lên đỉnh Ngũ Hành Sơn chưa hoạt động. |
Trước đó, ngày 30/9, UBND TP Đà Nẵng đã cho phép người dân được tắm biển trong khoảng thời gian từ 4h30-6h30. Tuy nhiên, theo ghi nhận người đến tắm biển chủ yếu là dân địa phương, rất ít du khách. |
Đại diện Ban quản lý Ban Quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển Đà Nẵng cho biết so với lúc chưa có dịch thì lượng người đi tắm biển chỉ bằng 1/10. “Khách du lịch chưa có nên biển không còn nhộn nhịp như xưa”, một nhân viên cứu hộ ở bãi biển cho hay. |
Tại các tuyến đường ven biển, thi thoảng có vài bạn trẻ ra ghế đá hóng gió. Các cụ già cũng tranh thủ đạp xe tập thể dục. |
Mô hình ‘Đà Nẵng 7+’ có thể đón 2.000-4.000 khách Nga mỗi thángTất cả chuyến bay theo mô hình đề xuất “Đà Nẵng 7+” sẽ đáp tại sân bay quốc tế Đà Nẵng với số lượng khách cam kết từ 2.000 đến 4.000 khách mỗi tháng. |
Dịch Covid-19
Phát hiện mới về những người có thể kháng nCoV bẩm sinh
Sức khỏe
Sức khỏe
Nhóm chuyên gia tại Italy cho hay một số gene có thể là yếu tố giúp các trường hợp đặc biệt không bị nhiễm nCoV dù họ tiếp xúc gần F0.
Một bệnh nhân Covid-19 được đặt ECMO 61 ngày, viện phí 2,3 tỷ đồng
Sức khỏe
Sức khỏe
“Đây là bệnh nhân có thời gian điều trị Covid-19 lâu nhất, chi phí cao nhất và nghị lực sống mãnh liệt nhất tại trung tâm”, bác sĩ Vũ Đình Ân chia sẻ.
Biến chủng nCoV mới phát hiện ở Anh và Israel nguy hiểm thế nào?
Sức khỏe
Sức khỏe
Biến chủng AY.4.2 là dòng phụ của Delta, được cảnh báo có thể lây lan nhanh hơn. Song, giới chuyên gia cho rằng chúng ta không nên quá lo lắng về biến chủng này.
Các di chứng kéo dài sau khi khỏi Covid-19 ở trẻ em
Sức khỏe
Sức khỏe
Sau khi khỏi Covid-19, trẻ nhỏ có thể gặp phải một số di chứng kéo dài như mệt mỏi, đau đầu, khó ngủ, thiếu tập trung.
Covid-19 gây tổn thương tim như thế nào?
Sức khỏe
Sức khỏe
Những trường hợp có bệnh lý tim mạch được xếp vào nhóm nguy cơ cao bị tử vong khi mắc Covid-19.
Comments are closed.