So với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực khác, nhiều cổ phiếu ngành ngân hàng hiện nay có giá trị thị trường thấp hơn so với giá trị trên sổ sách. Tuy nhiên, năm 2017 hứa hẹn sẽ là một năm bùng nổ khi công tác tái cấu trúc hệ thống đã được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) định hình.
Mới qua hơn một quý của năm tài chính 2017, cổ phiếu ngành này đã có nhiều thay đổi tích cực. Thêm nhiều ngân hàng hứa hẹn niêm yết trong năm nay.
Theo đà tăng đầu năm
Nhiều chuyên gia tài chính nhận định, cổ phiếu ngành ngân hàng là cổ phiếu chịu nhiều ảnh hưởng từ thông tin thị trường. Với đặc thù của ngành, những tác động từ lãi suất, chi phí trích lập dự phòng, và đặc biệt là nợ xấu ảnh hưởng trực tiếp tới thị giá cổ phiếu ngày này.
Ngoài ra, cổ phiếu ngân hàng thường biến động theo chu kỳ. Chu kỳ này sẽ bắt đầu tăng vào đầu năm, đến giữa năm chững lại và có đà đi xuống, do các ngân hàng phải công bố kết quả kinh doanh với chi phí dự phòng rủi ro tài chính cùng với nợ xấu tồn đọng phải công bố.
Hiện trong số 34 ngân hàng thương mại tại Việt Nam chỉ có 10 ngân hàng niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán. Trong đó có 6 ngân hàng niêm yết trên HOSE, 3 trên HNX và 1 trên UPCoM.
Ngoài cổ phiếu của Vietcombank và NCB giảm so với đầu năm, còn lại 8 mã cổ phiếu ngân hàng khác đều tăng giá. Đồ họa: Quang Thắng. |
Tính từ đầu năm đến nay, trong số 10 mã cổ phiếu ngân hàng giao dịch trên sàn chứng khoán, chỉ có 2 mã VCB của Vietcombank và NVB của Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) giảm giá.
Cụ thể, thị giá của cổ phiếu Vietcombank ngày 3/5 là 35.500 đồng/cổ phiếu, giảm khoảng 2.000 đồng so với đầu năm, trong khi NVB của NCB 4.500 đồng, giảm khoảng 300 đồng/cổ phiếu.
Trong nhóm cổ phiếu tăng giá từ đầu năm, cổ phiếu của ACB tăng tới 4.500 đồng/cổ phiếu, tương đương mức tăng 24%, hiện được giao dịch ở mức 23.500 đồng/cổ phiếu.
Với Eximbank, mặc dù vẫn còn rất nhiều rối rắm trong nhân sự và kết quả kinh doanh, đặc biệt cổ phiếu đang bị đưa vào diện cảnh báo, cổ phiếu EIB vẫn có đà tăng 2.250 đồng từ đầu năm.
Thị giá giảm, VCB vẫn là cổ phiếu có giá cao nhất trong nhóm ngân hàng niêm yết. Nhiều chuyên gia tài chính nhận định, VCB là cổ phiếu ngân hàng đáng mua nhất và an toàn, vì nhà băng này có chất lượng tài sản rất tốt (Vietcombank là ngân hàng đầu tiên sạch nợ tại VAMC).
MBBank, ACB cũng được kỳ vọng rất nhiều trong năm 2017, khi chất lượng tài sản ngày càng được cải thiện và lợi nhuận tăng trưởng ổn định…
Hiện tại, giá trung bình của cổ phiếu ngành ngân hàng vào khoảng 16.000 đồng/cổ phiếu, cao hơn 9% so với chỉ số trung bình hồi đầu năm.
Nhiều ngân hàng cùng lên sàn
Cuối năm 2016, hàng loạt ngân hàng như Techcombank, VPbank, TPBank, LienVietPostBank… thông báo đăng ký lưu ký chứng khoán tại Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD). Điều này củng cố niềm tin của giới đầu tư rằng nhiều cổ phiếu ngân hàng được đưa lên sàn trong năm 2017.
Nhiều ngân hàng cho biết sẽ tiến hành niêm yết cổ phiếu trong năm 2017. Ảnh minh họa: TNCK. |
Mùa đại hội cổ đông thường niên diễn ra trong tháng 4 này, nhiều ngân hàng cũng khẳng định sẽ niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán ngay trong năm 2017. Lãnh đạo các nhà băng này còn cho biết sẽ niêm yết thẳng lên sàn HOSE hoặc HNX chứ không thông qua UPCoM.
Dù chưa niêm yết cổ phiếu chính thức, trên cửa sổ giao dịch OTC, cổ phiếu của nhiều ngân hàng đã được giới đầu tư săn đón với thị giá cao.
Cổ phiếu TCB của Techcombank hiện được giao dịch trên OTC với thị giá lên tới gần 30.000 đồng/cổ phiếu, cổ phiếu VPB của VPbank cũng dao động quanh mức 25.000 đồng/cổ phiếu, tăng hơn 100% so với đầu năm 2017.
Theo các chuyên gia tài chính, việc niêm yết cổ phiếu ngành ngân hàng trên sàn chứng khoán vô cùng quan trọng. Nó không chỉ giúp tăng tính minh bạch tài chính các ngân hàng, mà còn giúp các nhà đầu tư đổ tiền vào ngân hàng biết được khoản đầu tư của mình hiện ra sao.
Hơn nữa, việc niêm yết còn giúp NHNN dễ dàng nắm bắt được tình hình kinh doanh, sức khỏe của các ngân hàng để đưa ra biện pháp quản lý hiệu quả.
Novaland bỏ tham gia tái cơ cấu SacombankChiều tối 5/4, ông Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Novaland Group xác nhận đã chính thức xin rút, không tham gia đề án tái cơ cấu Ngân hàng Sài Gòn Thương |
Comments are closed.