Chứng khoán rớt mạnh

VN-Index có lúc mất 17 điểm trong phiên sáng 23/3 trước áp lực bán mạnh trên toàn thị trường.

Thị trường chứng khoán trong nước sáng 23/3 trải qua đợt điều chỉnh mạnh sau khi chỉ số chạm mốc 1.200 điểm vào phiên 18/3.

VN-Index rơi xuống dưới mốc tham chiếu ngay sau phiên ATO và giảm mạnh từ 10h40. Đến 11h14, chỉ số đại diện thị trường rơi xuống đáy 1.177 điểm, mất 17 điểm so với phiên hôm qua.

Sau đó, lực cầu bắt đáy trong 15 phút cuối phiên sáng giúp đà giảm của thị trường thu hẹp. Đóng cửa phiên sáng 22/3, VN-Index dừng ở 1.182 điểm, mất 12 điểm (-1%).

Sắc đỏ bao trùm sàn HoSE với 352 mã giảm giá và chỉ 113 mã tăng. Trong danh mục VN30, ngoại trừ FPT, MWG (Thế giới Di động), PDR (Phát Đạt), PLX (Petrolimex) tăng nhẹ, PNJ giữ nguyên tham chiếu, 25 cổ phiếu còn lại cùng chìm trong sắc đỏ.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng và Vingroup bị chốt lời mạnh phiên sáng 23/3. BID (BIDV), VCB (Vietcombank), VIC (Vingroup), VHM (Vinhomes), TCB (Techcombank) lần lượt là 5 mã tác động tiêu cực nhất lên VN-Index với mức giảm 1-3%.

chung khoan anh 1

Các cổ phiếu tác động mạnh nhất lên VN-Index sáng 23/3. Ảnh: VNDS.

Khi thị trường điều chỉnh, dòng tiền đổ vào chứng khoán sáng nay cũng tăng nhiệt. Đến 11h30, giá trị giao dịch khớp lệnh trên sàn HoSE đạt hơn 12.600 tỷ. Với thanh khoản tiếp tục giữ ở mức cao, nhiều khả năng hiện tượng nghẽn lệnh của HoSE sẽ tiếp tục tái diễn vào buổi chiều.

Khối ngoại tiếp tục đà bán ròng khi thị trường điều chỉnh với tổng giá trị 191 tỷ đồng. Nhà đầu tư nước ngoài tập trung bán ròng VNM (Vinamilk), CTG (Vietinbank) và VIC. Ngược lại, các cổ phiếu ngân hàng MSB, MBB (MBBank), ACB được khối ngoại tranh thủ mua ròng.

Hiện tượng nghẽn lệnh trong phiên chiều khiến VN-Index không biến động đáng kể trong phần còn lại của ngày giao dịch. Đóng cửa phiên 22/3, VN-Index giảm 11 điểm (-0,9%) còn 1.183 điểm. Thanh khoản khớp lệnh trên sàn HoSE nhỉnh hơn phiên hôm qua, đạt 14.039 tỷ đồng. Tổng giá trị bán ròng của khối ngoại trên toàn thị trường là 267 tỷ

Giao dịch lô 1.000 cổ phiếu: HoSE ngược chiều thế giới?

TS Hồ Quốc Tuấn cho rằng ý tưởng nâng lô giao dịch tại HoSE có thể làm nhà đầu tư nhỏ rời bỏ thị trường chứng khoán hoặc đổ xô vào các cổ phiếu thị giá nhỏ, rủi ro cao.

Theo: Zing News

Posted on Tháng Ba 24, 2021 in Tin tức

Share the Story

Back to Top