Chứng khoán Việt Nam vẫn diễn biến ngược chiều với các thị trường lớn trên thế giới khi tiếp tục bị bán tháo mạnh. Trong đó, khối ngoại đóng góp 1.500 tỷ đồng giá trị bán ròng.
Chứng khoán trong nước phiên giao dịch hôm nay vẫn dành phần lớn thời gian ngụp lặn dưới giá tham chiếu khi áp lực bán chiếm ưu thế so với phe mua. Thậm chí, lực đỡ còn biến mất vào thời điểm gần kết phiên, đẩy chỉ số VN-Index lao dốc không phanh và giảm hơn 21 điểm.
Nỗ lực cứu lấy chỉ số của dòng tiền bắt đáy tuy không đảo ngược được tình hình nhưng vẫn giúp thu hẹp đà giảm điểm.
Trong khi đó, phía bên kia bán cầu, chứng khoán Mỹ tiếp tục tăng điểm và vẫn đang tìm đỉnh mới. Chỉ số Dow Jones tạm thời dừng lại ở mốc 37.248 điểm.
Hết phiên 15/12, chỉ số VN-Index đóng cửa giảm 7,83 điểm (-0,71%) xuống 1.102,3 điểm và đang có nguy cơ bật khỏi mốc 1.100 điểm quan trọng. HNX-Index có biên độ giảm nhẹ hơn 0,21 điểm (-0,09%) xuống 227,02 điểm, còn UPCoM-Index giảm 0,17 điểm (-0,2%) xuống 85,05 điểm.
VN-Index đối mặt nguy cơ rơi khỏi mốc 1.100 điểm. Ảnh: DNSE. |
Rổ cổ phiếu vốn hóa lớn VN30 hôm nay chứng kiến 20 mã giảm, 5 mã giữ tham chiếu và 5 mã tăng. Nhóm cổ phiếu ngân hàng phân hóa mạnh khi ACB (Ngân hàng Á Châu), HDB (HDBank), TPB (TPBank), TCB (Techcombank) bật tăng, MBB (Ngân hàng MB), SHB, SSB (SeABank), STB (Sacombank) giữ tham chiếu, còn phần còn lại điều chỉnh giảm.
Đáng chú ý, cổ phiếu đầu tàu ngành ngân hàng là VCB của Vietcombank có phiên giảm tới 2,6%. Đây cũng là mã dẫn đầu nhóm kéo chỉ số lao dốc bên cạnh MSN (Masan), VPB (VPBank), GAS (PV Gas) hay VHM (Vinhomes).
Nhóm cổ phiếu bất động sản ghi nhận diễn biến đảo chiều khá bất ngờ ở một số cổ phiếu như NVL (Novaland), DIG (DIC Corp), PDR (Phát Đạt) hay CEO (Tập đoàn CEO). Nếu như phiên sáng những mã này bị bán mạnh thì tình thế xoay chiều hoàn toàn trong phiên chiều sau khi nhận được lực mua lớn.
Mã NVL thậm chí giảm tới 4% trước khi hồi phục mãnh mẽ và tăng 3,68% khi kết phiên. Mới đây, một cổ đông lớn của Novaland là CTCP Diamond Properties đã đăng ký bán hơn 4,78 triệu cổ phiếu với mục đích cân đối danh mục đầu tư và hỗ trợ cơ cấu nợ. Giao dịch ước tính giúp Diamond Properties thu về gần 80 tỷ đồng.
Về mối liên hệ, ông Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch HĐQT NovaLand, là người quản lý doanh nghiệp của Diamond Properties.
Khối ngoại đã bán ròng 13 phiên liên tiếp. Ảnh: VNDirect. |
Quay trở lại nhóm bất động sản, nhìn chung số mã giảm vẫn nhiều gấp đôi mã tăng. Những mã đầu ngành như VHM hay VIC (Vingroup) đều giảm dưới 1%. Ngoài ra, còn có BCM của Becamex giảm 2,67%; VRE của Vincom Retail giảm 1,31%; KDH của Nhà Khang Điền giảm 1%.
Đáng chú ý, khối ngoại có phiên bán ròng mạnh nhất kể từ ngày 5/12 với giá trị lên đến 1.500 tỷ đồng. Trong đó, tập trung giảm tỷ trọng HPG (Hòa Phát) 287 tỷ đồng, SSI (Chứng khoán SSI) 178 tỷ đồng, DGC (Hóa chất Đức Giang) 137 tỷ đồng, VCB 134 tỷ đồng hay chứng chỉ FUEVFVND 104 tỷ đồng.
Chiều ngược lại ghi nhận NVL bất ngờ được khối này gom vào 115 tỷ đồng, VND (VNDirect) được gom 111 tỷ đồng. CEO cũng là mã bất động sản được dòng tiền ngoại ưu ái thời gian gần đây khi được gom 84 tỷ đồng hôm nay.
Địa ốc Hoàng Quân muốn chào bán cổ phiếu huy động 1.000 tỷ đồngPhần lớn số tiền thu được sẽ dùng để mua cổ phần CTCP Đầu tư Thành phố Vàng nhằm bổ sung vốn cho dự án Chung cư nhà ở xã hội thành phố Vàng. |
Phía sau động thái bán ròng nửa tỷ USD của khối ngoạiTuy giá trị giao dịch chiếm tỷ trọng chưa đến 8% so với tổng thanh khoản toàn thị trường, động thái bán ròng của khối ngoại vẫn tác động đáng kể đến tâm lý của thị trường. |
Chứng khoán 14/12: VN-Index giảm trong ngày chứng khoán Mỹ vượt đỉnhBất chấp thông tin Fed giữ nguyên lãi suất điều hành và chứng khoán Mỹ vượt đỉnh, thị trường trong nước lại có diễn biến ngược chiều khi điều chỉnh với thanh khoản thấp. |
Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu…
Theo: Zing News
Comments are closed.