Theo báo cáo mới nhất của Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet – Vietjet Air (VJC), năm 2016, hãng đã chi hơn 13,1 tỷ đồng để trả thù lao/lương cho các lãnh đạo cấp cao thuộc Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Ban điều hành công ty.
Nữ tỷ phú USD duy nhất của Việt Nam, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, với hai chức danh nắm giữ tại Vietjet Air bao gồm Tổng giám đốc và Phó chủ tịch HĐQT, nhận được mức thù lao/lương năm 2016 là hơn 2,66 tỷ đồng. Tương đương, mỗi tháng, bà Thảo nhận gần 222 triệu đồng – mức thù lao/lương cao nhất mà các lãnh đạo hãng hàng không này nhận được trong năm qua.
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo là lãnh đạo có thù lao/lương cao nhất tại Vietjet Air năm 2016. |
Đáng chú ý, dù nắm giữ chức danh Chủ tịch HĐQT tại Vietjet Air, bà Nguyễn Thanh Hà chỉ nhận được mức thù lao/lương hơn 1,27 tỷ đồng. Mức này thấp hơn nhiều so với thù lao của các lãnh đạo trong Ban điều hành công ty.
Ông Nguyễn Thanh Hùng – Phó chủ tịch HĐQT – nhận được tổng cộng 902 triệu đồng thù lao. Ông Chu Việt Cường – Thành viên HĐQT – nhận thù lao/lương năm là 602 triệu đồng, tương đương hơn 50 triệu đồng/tháng.
Các thành viên trong Ban điều hành Vietjet Air là nhóm được chi trả thù lao/lương nhiều nhất trong năm 2016. Cụ thể, 6 thành viên Ban điều hành đã nhận được gần 9,6 tỷ đồng.
Ngoài CEO Nguyễn Thị Phương Thảo có mức thù lao cao nhất công ty thì ông Lưu Đức Khánh – Giám đốc điều hành Vietjet Air – nhận được hơn 433 triệu đồng (hơn 36 triệu đồng/tháng).
4 Phó tổng giám đốc của hãng còn lại bao gồm ông Nguyễn Đức Tâm nhận được 1,42 tỷ đồng. Bà Nguyễn Thị Thúy Bình nhận 1,686 tỷ đồng. Ông Nguyễn Đức Thịnh nhận gần 1,69 tỷ đồng và ông Tô Việt Thắng nhận mức thù lao/lương cao hơn ông Thịnh 20 triệu đồng.
Bà Trần Dương Ngọc Thảo – Trưởng Ban kiểm soát – nhận mức thù lao/lương năm 2016 hơn 754,7 triệu đồng.
Vietjet Air tới đây cũng sẽ trình ĐHĐCĐ thường niên năm 2017 thông qua kế hoạch chi trả thù lao, phụ cấp và kinh phí cho HĐQT và BKS công ty trong năm 2017 tổng cộng 23,28 tỷ đồng.
Trong đó, thù lao của HĐQT và BKS là 8,28 tỷ đồng, kinh phí bên ngoài 5 tỷ đồng và 10 tỷ đồng còn lại cho công tác xã hội từ thiện và cộng đồng.
Tính đến hết năm 2016, Vietjet Air có tổng cộng 2.435 nhân viên tại các vị trí. Mức thu nhập bình quân mỗi nhân viên hãng hàng không này nhận được trong năm 2016 là 46,2 triệu đồng/tháng.
Vietjet Air đang là hãng hàng không sở hữu gần 42% thị phần bay nội địa tại Việt Nam và là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam – Vietnam Airlines.
Trong một chia sẻ mới đây, bà Nguyễn Thị Phương Thảo cho biết đội ngũ lãnh đạo Vietjet Air đã phải mất tới 800 ngày cùng hàng triệu USD chi phí mới có thể đưa cổ phiếu niêm yết trên sàn chứng khoán theo đúng quy chuẩn quốc tế.
Mã cổ phiếu VJC đang được giao dịch ở mức giá 130.000 đồng/cổ phiếu, tương đương mức vốn hóa công ty đạt khoảng 42.459 tỷ đồng, xấp xỉ 1,9 tỷ USD.
CEO Vietjet Air: Chúng tôi mất 800 ngày để đưa doanh nghiệp lên sànÔng Dominic Scriven, CEO Công ty quản lý quỹ Dragon Capital, đánh giá IPO của Vietjet là một trong những IPO chuyên nghiệp nhất tại Việt Nam mà ông từng biết. |
Mỗi sếp Vietjet Air nhận thù lao gần 1,5 tỷ đồng năm 2017?Ngoài việc xin nới room ngoại lên tối đa 49%, Vietjet cũng kế hoạch chi tới 23,28 tỷ đồng để chi trả thù lao, phụ cấp và kinh phí cho HĐQT và BKS công ty trong năm 2017. |
Comments are closed.