Nếu như 1-2 năm trước, cá hồi nhập khẩu phổ biến ở mức 230.000-270.000 đồng/kg thì đến nay giá mặt hàng này đã tăng gấp đôi, lên mức cao nhất từ trước đến nay.
Theo khảo sát của Zing, cá hồi đã và đang tăng giá liên tục từ đầu năm đến nay. Nếu như ngày 1/6, tại một cửa hàng hải sản ở quận Hà Đông (Hà Nội) loại cá hồi Na Uy nguyên con có giá bán lẻ 415.000 đồng/kg thì đến ngày 14/6 đã tăng giá lên 430.000-470.000 đồng/kg (trọng lượng 5-7 kg/con). Còn loại phile tăng từ 730.000 đồng lên 750.000-770.000 đồng/kg. Mức giá này đã gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.
Không chỉ cá hồi, nhiều mặt hàng hải sản nhập khẩu khác tại cửa hàng này cũng tăng giá khá mạnh. Đơn cử, cá cam Nhật Bản phile lên mức 1,5 triệu đồng/kg, cá tuyết Pháp dao động 1,7-1,9 triệu đồng/kg, tôm Bắc Cực 480.000 đồng/kg, lươn Nhật Bản 850.000 đồng/kg…
Tại hệ thống bán lẻ thực phẩm nhập khẩu Homefarm, giá cá hồi nhập khẩu từ đầu năm đến nay cũng đã điều chỉnh tăng liên tục, tổng mức tăng khoảng 120.000-150.000 đồng/kg. Cụ thể, loại nguyên con từ tháng 1 ở mức 399.000 đồng/kg tăng lên 519.000 đồng/kg, loại phile cũng tăng từ 599.000 đồng/kg lên 749.000 đồng/kg.
Tương tự, tại siêu thị Aeon Long Biên (Hà Nội) giá cá hồi nhập khẩu cũng ở mức cao. Ngày 14/6, phile cá hồi hữu cơ có giá 879.000 đồng/kg, còn phile cá hồi Na Uy là 809.000 đồng/kg. Mức giá này cao hơn thị trường khoảng 30.000-50.000 đồng.
Giá hải sản nhập khẩu đang ở mức cao kỷ lục do nguồn cung thiếu hụt trong khi nhu cầu và chi phí vận chuyển tăng mạnh. Ảnh: K.L. |
Đa số các đơn vị kinh doanh hải sản nhập khẩu cho biết vì giá nhập cao nên giá bán lẻ buộc phải tăng lên. Là đơn vị nhập khẩu lâu năm thủy hải sản về Việt Nam, ông Trần Văn Trường, CEO Hải sản Hoàng Gia và Royal Sushi cho biết giá hải sản trong nước và nhập khẩu đang ở mức cao nhất trong vòng 20 năm qua. Đặc biệt, những khó khăn về thời tiết và biến động giá xăng dầu khiến giá một số loại hải sản trong nước vượt hàng ngoại nhập như tôm, cua, ốc, ghẹ.
Theo ông, giá cá hồi, nhất là loại cá hồi tươi chế biến sashimi đang tăng cao do những tác động kinh tế thị trường. Điều này đã làm ảnh hưởng khá nhiều tới hoạt động kinh doanh của thương hiệu. “Với hình thức kinh doanh đồ ăn sushi tươi sống, chúng tôi phải nhập hải sản sống nguyên con, nên giá cả còn cao hơn so với thị trường”, ông nói.
“Song hiện tại, Royal Sushi đang cố gắng không tăng giá sản phẩm, kể sản phẩm cá hồi dù nguyên liệu đầu vào đã tăng đến 20-30%”, ông Trường chia sẻ với Zing.
Hiện, do nguồn cung trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu nên Việt Nam vẫn phải nhập khẩu nhiều từ các nguồn nước ngoài chủ yếu ở 4 thị trường chính là Na Uy, Chile, Australia và Nga.
Theo Hội đồng Thủy sản Na Uy (the Norwegian Seafood Council – NSC), trong tháng 5, Na Uy đã xuất khẩu 84.800 tấn cá hồi, trị giá 8,6 tỷ NOK (đồng krone Na Uy), tăng 2,7 tỷ NOK, tương đương 47%, so với tháng 5/2021.
Cơ quan này đánh giá đây lần đầu tiên, giá xuất khẩu cá hồi nguyên con trung bình vượt quá 100 NOK (tương đương 235.000 đồng). Nhà phân tích hải sản Paul T. Aandahl thuộc Hội đồng hải sản Na Uy cho biết giá cá hồi nguyên con tươi sống đã tăng 3,56 NOK so với tháng trước. “Sản lượng cá hồi trên toàn cầu ngày càng thấp kết hợp với sự gia tăng nhu cầu của người dân khiến giá mặt hàng này tăng cao”, ông Paul lý giải.
Châu Âu đau đầu vì lạm phát tăng nóngLạm phát tại khu vực đồng EUR liên tục lập đỉnh mới trong những tháng qua. Lệnh cấm đối với 90% dầu nhập khẩu từ Nga có thể khiến tình trạng này tồi tệ hơn nữa. |
Giá hải sản tăng vọtTrong khi giá hải sản cả nhập khẩu lẫn trong nước tại TP.HCM tăng 20-30% thì ở Đồng bằng sông Cửu Long lại giảm nhẹ. |
giá cá hồi tăng kỷ lục
cá hồi
cá hồi nhập khẩu
giá cá hồi tăng
giá cá hồi phile
hải sản nhập khẩu
hải sản hoàng gia
Theo: Zing News
Comments are closed.