Nếu tính riêng tài sản là cổ phiếu trên sàn (không kể sở hữu gián tiếp qua công ty) thì ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC, tiếp tục là người giàu nhất sàn chứng khoán 2017.
Cụ thể, kết ngày giao dịch cuối năm 2017, ông Trịnh Văn Quyết được ghi nhận tổng tài sản 58.851 tỷ đồng, tăng 25.045 tỷ đồng so với năm 2016. Tài sản này đến từ 318,5 triệu cổ phiếu ROS, hơn 135 triệu cổ phiếu FLC và 2,6 triệu cổ phiếu ART.
Người đứng thứ 2 là ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch HĐQT Vingroup, với tài sản 55.962 tỷ đồng, tăng 25.552 tỷ đồng so với năm 2016. Tài sản này đến từ gần 724 triệu cổ phiếu VIC.
Tuy nhiên, các con số này không phản ánh hết bức tranh thật về người giàu nhất sàn chứng khoán Việt.
Năm nay, lần đầu tiên ông Vượng công khai tài sản sở hữu gián tiếp tại CTCP Tập đoàn Đầu tư Việt Nam với 92,88% cổ phần VIC, tương đương hơn 817 triệu cổ phiếu. Tính cả số cổ phiếu này, tài sản của ông Vượng lên tới 119.156 tỷ đồng, tương đương gần 5,2 tỷ USD. Con số này gấp đôi so với ông Trịnh Văn Quyết. Điều này đông nghĩa với việc ông Phạm Nhật Vượng mới là người giàu nhất sàn chứng khoán Việt.
Dù có tài sản trên sàn chứng khoán lên tới 2,5 tỷ USD, ông Quyết vẫn không có tên trong bất kỳ xếp hạng tỷ phú nào của thế giới.
Trong khi đó, ông Phạm Nhật Vượng lần thứ 5 liên tiếp có tên trong danh sách tỷ phú thế giới của Forbes, với tài sản định giá 4,3 tỷ USD. Ông Vượng lần đầu được Forbes vinh danh vào năm 2013, với 1,5 tỷ USD, đứng thứ 974. Thậm chí, trong năm 2017, ông Vượng còn nằm trong danh sách 500 người giàu nhất thế giới.
Cùng với ông Vượng, năm 2017, lần đầu tiên Việt Nam được Forbes công nhận có thêm một tỷ phú đôla nữa là bà Nguyễn Thị Phương Thảo, CEO của Vietjet Air.
Theo cập nhật mới nhất của Forbes, bà Nguyễn Thị Phương Thảo có tài sản là 2,4 tỷ USD, xếp thứ 998 của thế giới.
Tuy nhiên, trên sàn chứng khoán Việt, bà có tổng tài sản 24.737 tỷ đồng, nhờ sở hữu gần 40 triệu cổ phiếu VJC. Bên cạnh đó, bà Thảo có gần 129 triệu cổ phiếu VJC do Công ty TNHH Đầu tư Hướng Dương Sunny sở hữu (công ty do bà Thảo sở hữu 100%). Ngoài ra, bà Thảo đang sở hữu hơn 10 triệu cổ phiếu HDBank, doanh nghiệp dự kiế chào sàn ngày 5/1 tới.
Nếu tính tài sản gián tiếp, bà Thảo giàu thứ 3 sàn chứng khoán Việt trong khi nếu tính cổ phiếu sở hữu trực tiếp, người giàu thứ 3 là đại gia ngành nghép Trần Đình Long, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát. Tài sản của ông Long tăng gần gấp đôi so với 2016 nhờ cố phiếu HPG tăng gần 100%.
Một cái tên mới nổi lên trong danh sách này là ông Hồ Xuân Năng, Chủ tịch Công ty cổ phần Viconston (VCS). Sở hữu trực tiếp hơn 2 triệu cổ phiếu VCS và hơn 55 triệu cổ phiếu sở hữu gián tiếp qua Công ty cổ phần Tập đoàn Phượng Hoàng Xanh A&A (ông Năm sở hữu 90% cổ phần), ông có tổng tài sản lên tới 13.273 tỷ đông.
Forbes: Bà Phương Thảo lọt top 1.000 người giàu nhất thế giớiVới 2,4 tỷ USD tài sản ròng đang sở hữu, nữ tỷ phú duy nhất của Việt Nam, bà Nguyễn Thị Phương Thảo đã gia nhập top 1.000 người giàu nhất thế giới. |
-
Xếp hạng tỉ phú Forbes
Xếp hạng tỷ phú Thế giới là một bảng xếp hạng hàng năm của các tỷ phú giàu nhất thế giới tính bằng tài sản ròng được biên soạn và xuất bản vào tháng 3 hàng năm bởi tạp chí kinh doanh Mỹ Forbes. Tổng giá trị ròng của mỗi cá nhân trong danh sách được ước lượng và được trích dẫn bằng đô la Mỹ, dựa trên tài sản đã được ghi chép và tính nợ. Tiền bản quyền và nhà độc tài có tài sản đến từ vị trí của họ bị loại khỏi danh sách này. Danh sách này được xuất bản lần đầu tiên vào tháng 3 năm 1987.
Bạn có biết: Năm 2017, đã có 2043 người trong danh sách, gồm 76 người từ Trung Quốc và 25 người từ Hoa Kỳ; có 56 người dưới 40 tuổi và có 227 phụ nữ. Đây là lần đầu tiên danh sách vượt trên 2.000 người.
- Ra mắt: 3/1987
Comments are closed.