Bộ trưởng Bộ Tài chính thấy buồn vì đề xuất thu thuế nhà bị ‘ném đá’

Sáng 22/5, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng (đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Bình) một lần nữa đưa ra ý kiến về dự án Luật Thuế tài sản khi Quốc hội thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế – xã hội.

Ông cho rằng có những chính sách mới đã có trong chủ trương, nhưng triển khai lại rất khó khăn. Nguyên nhân có thể trong quá trình triển khai, tuyên truyền vận động chưa tốt.

Bo truong Bo Tai chinh thay buon vi de xuat thu thue nha bi ‘nem da’ hinh anh 1
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng. Ảnh: Hoàng Hà.

“Ví dụ như luật vừa rồi dự kiến đưa ra lấy ý kiến nhân dân là luật Thuế Tài sản. Luật này từ trong Nghị quyết số 19 của Ban chấp hành Trung ương khóa XI đã nêu vấn đề phải làm rồi. Trong chiến lược cải cách thuế của chúng ta mà Thủ tướng phê duyệt cũng đã nêu”, ông nói.

Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng dẫn lại Nghị quyết Trung ương 7 của Bộ Chính trị về tái cơ cấu ngân sách, quản lý an toàn nợ công cũng đã có giải pháp. Một trong các giải pháp là nghiên cứu ban hành thuế tài sản. Ngoài ra, trong Nghị quyết 25 của Quốc hội về kế hoạch tài chính 5 năm cũng có chủ trương này.

“Về chủ trương, căn cứ pháp lý, điểm tựa pháp lý là đầy đủ. Chỉ đạo của Thủ tướng năm nay là phải trình. Chúng tôi cho rằng bây giờ mới đưa ra là đang chậm”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nói.

Nhưng người đứng đầu ngành tài chính cũng thừa nhận cách tuyên truyền vận động, cách giải thích của Bộ còn chưa đến nơi đến chốn, tạo dư luận không tốt, thậm chí là “ném đá”.

Bo truong Bo Tai chinh thay buon vi de xuat thu thue nha bi ‘nem da’ hinh anh 2
Bộ Tài chính vấp phải sự phản ứng khi đề xuất đánh thuế nhà ở từ 700 triệu trở lên. Ảnh: Anh Tuấn.

Bộ trưởng nhắc lại quy trình làm luật rất công phu. Từ cơ quan quyên môn đưa ra lấy ý kiến người dân, sau đó tiếp thu hoàn chỉnh, giải trình rồi mới lấy ý kiến bộ ngành, thẩm định qua Bộ Tư pháp rồi mới trình lên Chính phủ.

Khi Chính phủ thông qua rồi mới đăng ký với Quốc hội để đưa vào chương trình xây dựng pháp luật. Quốc hội cho chương trình rồi mới quay về tiếp tục nghiên cứu tổng kết, tiếp tục bổ sung nội dung. Bộ trưởng cũng nhấn mạnh nếu làm được luật bây giờ, thực chất là cho nhiệm kỳ sau.

“Các vị cứ góp ý, chúng tôi lắng nghe. Hôm đó, tôi đi nước ngoài. Khi về được hỏi tại sao đưa ra chuyện đánh thuế nhà, tôi có giải thích lại. Rất đơn giản thế thôi. Đó là một trong những yêu cầu của Trung ương, Bộ Chính trị và kể cả Quốc hội là phải quyết liệt triển khai các nghị quyết. Chúng tôi rất quyết tâm nhưng phần nào đó khi về thấy hơi buồn”, ông Dũng nói.

Bộ trưởng Dũng nói thêm rằng vạn sự khởi đầu nan. Dự án luật thuế tài sản vẫn ở mức sơ thảo ban đầu để hoàn chỉnh hồ sơ, để Chính phủ thông qua sau đó mới đăng ký chương trình xây dựng pháp luật với Quốc hội.

“Tôi cũng thấy thương anh em vì anh em làm vất vả nhưng khi ném đá thì rụt hết lại”, ông chia sẻ.

Trước đó, Bộ Tài chính kiến nghị ban hành Luật Thuế tài sản với đề xuất áp dụng đánh thuế ở mức 0,4% cho nhà ở có giá trị từ 700 triệu đồng trở lên. Với phương án này, số thu thuế tài sản mà nhà nước dự kiến mang về là khoảng 31.000 tỷ đồng.

Đề xuất này nhận nhiều ý kiến phản đối từ dư luận và người dân khi mức thuế quy định chưa rõ ràng, nhắm vào hầu hết đối tượng, kể cả người có thu nhập thấp.

Thuế nhà ở: Hà Nội, Sài Gòn nên thu với nhà trên 3 tỷ đồng

Ngưỡng 700 triệu miễn thuế với nhà ở đô thị là chưa thực tế. Tại TP.HCM, ngưỡng chịu thuế phù hợp theo đề xuất là 3 tỷ đồng, cách tính thuế cần lưu ý đến trường hợp nhà đông người.

Posted on Tháng Năm 21, 2018 in Tin tức

Share the Story

Back to Top