Ai hưởng lợi khi giá cả leo thang?

Trong khi người dân sống trong cảnh “thắt lưng buộc bụng”, một số doanh nghiệp thực phẩm đang phát triển thần tốc nhờ cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt.

Giá thực phẩm tăng cao mang lại khoản lợi nhuận khổng lồ cho các doanh nghiệp ngành này. Ảnh: Bloomberg.

Theo Euronews, trong vài năm qua, thế giới đã chứng kiến ​​sự gia tăng của các tỷ phú trong ngành thực phẩm. Đây là những công ty thu lợi từ việc giá cả tăng vọt và tạo ra doanh thu khổng lồ.

“Trong thời kỳ khủng hoảng chi phí sinh hoạt, nhiều người phải chật vật trong việc mua thức ăn và sưởi ấm. Nhiều doanh nghiệp thực phẩm đang kiếm bộn tiền và điều tương tự cũng diễn ra với các tập đoàn năng lượng. Họ độc quyền một thứ rất cơ bản mà chúng ta đều cần”, ông Nick Dearden, Giám đốc của tổ chức Global Justice Now, cho biết.

Càng khủng hoảng, càng giàu có

Vị này nhận định rằng nguồn cung cấp lương thực đang tiếp tục tăng và đủ để nuôi sống mọi người trên thế giới, bất chấp cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine. Tuy nhiên, số người suy dinh dưỡng vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm.

Theo một báo cáo gần đây của Oxfam có tiêu đề “Lợi nhuận từ nỗi đau”, các tỷ phú thực phẩm đã ghi nhận tổng ​​​​tài sản tăng khoảng 45% trong hai năm qua.

gia thuc pham anh 1

Nhiều người dân đã sống trong cảnh khó khăn khi chi phí sinh hoạt ngày càng đắt đỏ. Ảnh: Bloomberg.

Trong cùng khoảng thời gian này, ngành thực phẩm có thêm 62 tỷ phú mới. Điều này xuất phát từ việc các công ty thu lợi nhuận tốt trong đại dịch Covid-19 và giờ đây là cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt.

Tương tự như các công ty năng lượng, tổng tài sản của các tỷ phú thực phẩm đã tăng thêm 1 tỷ USD sau mỗi hai ngày trong giai đoạn 2020-2022.

Sự gia tăng lợi nhuận này chủ yếu là do hàng nghìn tỷ USD mà chính phủ của nhiều quốc gia đã bơm vào nền kinh tế để giúp các doanh nghiệp không bị sụp đổ. Tuy nhiên, điều này vô tình khiến một số công ty ngày càng giàu có, đặc biệt là trong ngành thực phẩm.

Bên cạnh đó, những tập đoàn trong ngành đang tìm kiếm sự phối hợp với các đơn vị khác của hệ thống thực phẩm nhằm tăng cường sự kiểm soát.

“Nếu bạn có cổ phần lớn trong ngành thuốc trừ sâu và hóa chất, đồng thời bạn cũng có cổ phần lớn trong ngành hạt giống, đây sẽ là một sức mạnh tổng hợp rất lớn. Bạn có thể đảm bảo rằng hạt giống của mình hoạt động hiệu quả với phân bón hoặc hóa chất. Chúng chỉ có thể được sử dụng cùng nhau và điều đó giúp bạn có thêm quyền kiểm soát đối với thị trường”, ông Dearden chia sẻ.

Báo cáo của ETC cũng chỉ ra rằng những “ông trùm” trong ngành đã tận dụng tối đa các cuộc khủng hoảng để siết chặt mọi mắt xích trong lĩnh vực công nghiệp thực phẩm. Điều này có thể làm suy yếu quyền lợi của nông dân, ngư dân, những người chăn nuôi gia súc…

Các doanh nghiệp thao túng ngành thực phẩm

Hiện có 4-6 công ty thống trị quyền kiểm soát mọi khía cạnh của ngành công nghiệp thực phẩm. Trong đó, hai cái tên lớn nhất có thể kể đến là Cargill và Walmart.

gia thuc pham anh 2

Walmart cũng được hưởng lợi từ cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt. Ảnh: Bloomberg.

Cargill là gã khổng lồ thực phẩm toàn cầu, thuộc sở hữu của gia đình giàu thứ 11 trên thế giới. Năm 2017, đây là một trong 4 công ty kiểm soát hơn 70% thị trường nông sản toàn cầu.

Biến động giá ngũ cốc trên thế giới đã giúp Cargill gia tăng lợi nhuận. Không chỉ vậy, gia đình nhà Cargill cũng có tổng tài sản tăng lên 65% kể từ năm 2020. Trong đó, 4 thành viên lọt vào danh sách 500 người giàu nhất thế giới của Forbes.

Walmart, chuỗi siêu thị phổ biến ở Mỹ, cũng hưởng lợi do các sản phẩm bán trong cửa hàng của họ đắt hơn trong khi lương nhân viên hầu như không đổi.

Nhiều tập đoàn thực phẩm đã tăng giá để trục lợi khi cuộc xung đột ở Ukraine diễn ra.

Ông Nick Dearden, Giám đốc Global Justice Now

Theo Forbes, bà Alice Walton, con gái của ông Sam Walton, người sáng lập Walmart, đang là người phụ nữ giàu thứ 3 trên thế giới với số tài sản lên tới 58,7 tỷ USD.

“Nhiều tập đoàn thực phẩm đã tăng giá để trục lợi khi cuộc xung đột ở Ukraine diễn ra. Thậm chí, thị trường này không chỉ được tư nhân hóa và độc quyền, chúng còn ngày càng bị tài chính hóa”, ông Dearden cho biết.

Tuy nhiên, hiện nay ngành thực phẩm đã xuất hiện một số phong trào để tạo ra các hệ thống thay thế.

“Chúng tôi làm việc với các nhóm ở nam bán cầu, đặc biệt là ở các nước châu Phi và Mỹ Latinh”, ông Dearden chia sẻ.

Những người nông dân tại khu vực trên đang cố gắng tạo ra một hệ thống thực phẩm được hỗ trợ từ các nông trại quy mô nhỏ, tránh chịu sự chèn ép của các tập đoàn.

Giá xăng ngày mai có thể quay đầu giảm

Do giá dầu thô quay đầu giảm nên doanh nghiệp dự báo giá xăng dầu trong nước có thể hạ nhiệt khoảng 350-450 đồng/lít trong kỳ điều hành ngày mai.

Mời 200 người đến hội thảo tặng quà để dụ mua thực phẩm chức năng

Theo cơ quan chức năng, ban đầu các đối tượng tặng kèm theo các sản phẩm giá rẻ như đường, mì chính, dầu ăn, sau đó giới thiệu bán các sản phẩm không rõ nguồn gốc.

Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu… Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.

giá thực phẩm

chi phí sinh hoạt

khủng hoảng

suy thoái

giá cả

lạm phát

Theo: Zing News

Posted on Tháng Tư 22, 2023 in Tin tức

Share the Story

Back to Top