Chính phủ dự kiến vay 1,7 triệu tỷ đồng trong 3 năm tới

Tổng mức vay của Chính phủ giai đoạn 2021-2023 sẽ là khoảng 1,7 triệu tỷ đồng, trong đó vay cho ngân sách trung ương khoảng 1,6 triệu tỷ, vay về cho vay lại khoảng 134.400 tỷ.

Thủ tướng vừa phê duyệt Chương trình quản lý nợ công 3 năm giai đoạn 2021-2023 và Kế hoạch vay trả nợ công năm 2021.

Dự kiến về vay, trả nợ của Chính phủ, tổng mức vay của Chính phủ giai đoạn 2021-2023 là khoảng 1,7 triệu tỷ đồng, trong đó vay cho ngân sách trung ương khoảng 1,6 triệu tỷ đồng, vay về cho vay lại khoảng 134.400 tỷ đồng.

Thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ động kỳ hạn phát hành, gắn công tác phát hành với tái cơ cấu danh mục nợ và phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ. Thủ tướng yêu cầu chủ động bố trí nguồn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ, không để xảy ra tình trạng nợ quá hạn, làm ảnh hưởng đến các cam kết quốc tế của Chính phủ.

Về bảo lãnh Chính phủ, đối với 2 ngân hàng chính sách, khống chế mức phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh tối đa bằng nghĩa vụ trả nợ gốc hàng năm.

Hạn chế cấp bảo lãnh mới cho doanh nghiệp vay trong nước cũng như vay nước ngoài; hạn mức bảo lãnh vay trong nước, nước ngoài hàng năm bảo đảm tốc độ tăng dư nợ bảo lãnh Chính phủ không vượt quá tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc nội của năm trước.

Về vay, trả nợ của chính quyền địa phương, khống chế hạn mức bội chi và nợ của chính quyền địa phương theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015, theo đó bội chi ngân sách địa phương khoảng 0,2% GDP hàng năm. Nghĩa vụ trả nợ của chính quyền địa phương khoảng 18.400 tỷ đồng.

Về hạn mức vay thương mại nước ngoài của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng theo phương thức tự vay, tự trả, kiểm soát tốc tăng dư nợ ngắn hạn tối đa 18-20%/năm; hạn mức vay ròng trung, dài hạn hàng năm tối đa khoảng 6.350-7.000 triệu USD, bảo đảm chỉ tiêu nợ nước ngoài của quốc gia trong giới hạn cho phép.

Chinh phu du dinh vay 1, 7 trieu ty dong trong 3 nam anh 1

Dự kiến tổng mức vay của Chính phủ giai đoạn 2021-2023 là khoảng 1,7 triệu tỷ đồng. Ảnh: Hoàng Hà.

Đối với kế hoạch vay, trả nợ công năm 2021, vay của Chính phủ 624.221 tỷ đồng gồm vay trong nước 527.357 tỷ đồng và vay nước ngoài 96.864 tỷ đồng. Trong đó, vay cho cân đối ngân sách trung ương 579.772 tỷ đồng (vay để bù đắp bội chi 318.870 tỷ đồng, vay để trả nợ gốc 260.902 tỷ đồng) và vay về cho vay lại 44.449 tỷ đồng.

Trả nợ của Chính phủ dự kiến là 394.506 tỷ đồng, trong đó trả nợ trực tiếp của Chính phủ 366.224 tỷ đồng, trả nợ của các dự án cho vay lại 28.282 tỷ đồng.

Về vay được Chính phủ bảo lãnh, mức bảo lãnh phát hành trái phiếu đối với 2 ngân hàng chính sách sẽ được xác định trên cơ sở Bộ Tài chính thẩm định hồ sơ đề nghị phát hành của 2 ngân hàng chính sách theo quy định tại Nghị định số 91/2018/NĐ-CP ngày 26/6/2018 của Chính phủ về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ. Rút vốn vay trong nước và nước ngoài của các doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh tối đa bằng nghĩa vụ trả nợ gốc trong năm.

Kế hoạch vay, trả nợ của chính quyền địa phương năm 2021, vay từ nguồn vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ và các nguồn vay khác với số tiền khoảng 28.797 tỷ đồng. Trả nợ của chính quyền địa phương 6.662 tỷ đồng (gồm chi trả gốc 3.997 tỷ đồng và chi trả lãi 2.665 tỷ đồng).

Vay thương mại nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh, hạn mức vay thương mại nước ngoài trung, dài hạn của các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng theo phương thức tự vay, tự trả tối đa 6.350 triệu USD; tốc độ tăng dư nợ nước ngoài ngắn hạn khoảng 18-20% so với dư nợ tại thời điểm 31/12/2020.

Đề xuất xây trước 2 đoạn tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Hai đoạn Hà Nội – Vinh, Nha Trang – TP.HCM thuộc tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam được đề xuất xây dựng trước. Tổng nhu cầu vốn của dự án cho giai đoạn này là 112.325 tỷ đồng.

Chính phủ dự định vay 1

7 triệu tỷ đồng trong 3 năm

Chính phủ

chương trình quản lý nợ công

kế hoạch vay trả nợ công

Theo: Zing News

Posted on Tháng Sáu 8, 2021 in Tin tức

Share the Story

Back to Top