Nhà sản xuất thiết bị điện vừa công bố kết quả kinh doanh quý I với lợi nhuận sau thuế tăng gấp 3 lần lên 291 tỷ đồng, bao gồm lãi hơn 100 tỷ từ kinh doanh chứng khoán.
Trong quý I, Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam (Gelex) báo doanh thu đạt 4.413 tỷ đồng, tăng 26% so với cùng kỳ năm ngoái. Mảng thiết bị điện vẫn đóng góp 95% doanh thu, tương đương với 4.193 tỷ đồng.
Trong năm 2021, công ty hoàn thành việc thoái vốn khỏi mảng logistics nên không ghi nhận doanh thu mảng này (cùng kỳ hơn 370 tỷ đồng). Ngoài ra doanh thu của Gelex còn đến từ hoạt động sản xuất kinh doanh năng lượng và cho thuê văn phòng, kinh doanh khách sạn.
Doanh thu tài chính Gelex tăng vọt lên 206 tỷ đồng, gấp 5 lần cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu nhờ các khoản lãi cho vay, hợp tác đầu tư và kinh doanh chứng khoán. Riêng lãi từ hoạt động kinh doanh chứng khoán lên đến 114 tỷ đồng trong khi cùng kỳ chưa đến 10 tỷ đồng.
Điều này đã đóng góp đáng kể cho khoản lợi nhuận 291 tỷ đồng Gelex đạt trong quý I, gấp 3 lần cùng kỳ năm ngoái.
Với hoạt động sản xuất kinh doanh chính, biên lợi nhuận gộp trên doanh thu Gelex đạt 11,7%, giảm so với mức 16,5% của cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, giá trị hàng tồn kho trong quý I tăng hơn 60%, chủ yếu tồn kho nguyên vật liệu và thành phẩm.
Một yếu tố khác cũng đóng góp đáng kể cho lợi nhuận của Gelex là việc tăng tỷ lệ sở hữu tại Viglacera lên mức chi phối trong đầu quý II/2021. Báo cáo kỳ này chưa hợp nhất doanh thu và lợi nhuận, nhưng kết quả kinh doanh khả quan của Viglacera giúp Gelex ghi nhận 126 tỷ đồng lãi từ công ty liên kết, gấp 5 lần cùng kỳ.
Kết quả kinh doanh Gelex qua các năm | ||||||
Nhãn | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | ||
Doanh thu | column | tỷ đồng | 11984 | 13699 | 15314 | 17948 |
Lợi nhuận sau thuế | column | 1314 | 1283 | 852 | 979 |
Gelex cho biết giao dịch nâng sở hữu tại Viglacera được thực hiện vào đầu tháng 3. Đến ngày 5/4, Viglacera chính thức trở thành công ty con của Gelex, khép lại thương vụ thâu tóm kéo dài trong khoảng 2 năm qua.
Viglacera là một trong những doanh nghiệp đầu ngành về vật liệu xây dựng và bất động sản khu công nghiệp. Doanh nghiệp do Bộ Xây dựng nắm 38,58% vốn với doanh thu bình quân mỗi năm 800-1.000 tỷ đồng và lợi nhuận 600-700 tỷ đồng/năm. Công ty xây dựng cũng vừa có quý kinh doanh khả quan với lợi nhuận tăng 65% so với cùng cùng kỳ, đạt 279 tỷ đồng.
Trong khi đó, Gelex – sau khi thoái vốn tại các công ty con trong lĩnh vực logistics và kho vận – hiện hoạt động chính trên hai mảng là sản xuất công nghiệp (thiết bị điện và vật liệu xây dựng) và hạ tầng (điện, nước, hạ tầng khu công nghiệp).
Tại báo cáo thường niên 2020, ban lãnh đạo công ty nhấn mạnh định hướng năm 2021 là tiếp tục theo đuổi và đầu tư có hiệu quả trong 2 mảng kinh doanh cốt lõi là sản xuất công nghiệp và hạ tầng. Với mảng sản xuất thiết bị điện, công ty cho biết sẽ tiếp tục duy trì chiến lược củng cố vị thế trên thị trường và mở rộng thị phần.
Trong khi đó, với mảng hạ tầng, Gelex đặt mục tiêu hoàn thành và đưa vào vận hành cụm dự án điện gió Hướng Phùng 2, 3 và Gelex 1, 2, 3 trước thời hạn 31/10/2021 để được hưởng giá FIT ưu đãi của Chính phủ.
Gelex gắn liền với Tổng giám đốc Nguyễn Văn Tuấn, có biệt danh “Tuấn mượt”, được biết đến với nhiều thương vụ M&A. Tính đến cuối tháng 3, Gelex có tổng tài sản gần 30.000 tỷ đồng. Nợ phải trả 21.300 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn chiếm 62%.
Hiện Tổng giám đốc Nguyễn Văn Tuấn đang nắm giữ 13,3% vốn Gelex. Công ty TNHH MTV Đầu tư GEX nắm 13,3%, nhóm cổ đông lớn Amersham Industries Limited sở hữu 5,03% vốn công ty.
Kết phiên giao dịch 4/5, cổ phiếu Gelex đóng cửa tại 26.400 đồng, ghi nhận mức tăng gần 40% trong vòng 3 tháng qua, và tăng 32% kể từ thời điểm chuyển sàn sang HoSE vào đầu năm 2018.
Gelex chính thức thâu tóm ViglaceraVới việc mua vào thành công 18,6 triệu cổ phiếu VGC của Viglacera, Gelex đã chính thức nâng sở hữu tại đây lên 50,2% và trở thành công ty mẹ của nhà sản xuất vật liệu xây dựng này. |
Theo: Zing News
Comments are closed.