SCMP đưa tin nhiều công ty Trung Quốc đang phải đối mặt với đợt truy quét hành vi tham nhũng ở các nước châu Phi.
Theo báo cáo, trong ba năm qua, rất nhiều công ty thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc đã bị vướng vào các cuộc điều tra trốn thuế ở đây. Chỉ số Tham nhũng 2018 của Tổ chức Minh bạch Quốc tế chỉ ra một số công ty Trung Quốc khác còn bị buộc tội hối lộ để giành các hợp đồng xây dựng béo bở.
Trốn thuế tới vài triệu USD
Tại Kenya, trong cuộc đàn áp chống tham nhũng dưới thời Tổng thống Uhuru Kenyatta, loạt công ty nhà nước Trung Quốc nằm trong số khoảng 600 người bị điều tra về cáo buộc trốn thuế và hối lộ.
Tương tự, tại nước láng giềng với Kenya, Uganda, cơ quan thuế nước này năm ngoái công bố danh sách 148 trường hợp bị nghi ngờ liên kết một số công ty Trung Quốc có hoạt động gian lận thuế.
Trong 93 công ty thuộc sở hữu nước ngoài thì có hơn 90 công ty thuộc điều hành của người Trung Quốc. Các công ty này bị cho là dùng hóa đơn giả trong các giao dịch kinh doanh.
Ba nhân viên Trung Quốc bị bắt liên quan đến bê bối thất thoát tiền vé của hệ thống đường sắt Tiêu chuẩn Kenya. Ảnh: Xinhua |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Nairobi nói với SCMP cho hay họ ủng hộ chính phủ Kenya trong việc thi hành chính sách thuế.
“Trung Quốc vẫn kêu gọi các công ty Trung Quốc ở Kenya tuân thủ luật pháp Kenya, nộp thuế và thực hiện các trách nhiệm xã hội, phát ngôn viên đại sứ quán Trung Quốc Huang Xueqing cho hay.
Tuy nhiên, nhiều vụ việc phơi bày đã cho thấy thực trạng tham nhũng vẫn nghiêm trọng. Vào giữa tháng 10, cơ quan thuế Kenya đã bắt 3 ba giám đốc của Tianyi, một công ty bất động sản Trung Quốc, do không khai báo và nộp số tiền thuế lên tới 260.000 USD từ doanh số bán 171 căn hộ.
Tương tự, Gao Fei, giám đốc của New X-Tigi Technology, một nhà sản xuất điện thoại di động Trung Quốc, đã bị buộc tội ở Nairobi với cáo buộc trốn thuế trị giá 1,94 triệu USD.
Ngoài ra, ZTE Kenya, công ty con của hãng ZTE bị cáo buộc chậm nộp thuế và Electric Tools Kenya có ba giám đốc Trung Quốc cũng trốn thuế trị giá 580.000 USD.
Biếu quà và tiền mọi lúc
Tuy nhiên, các doanh nghiệp Trung Quốc cho hay họ buộc phải hối lộ khi kinh doanh ở các nước châu Phi. Báo cáo của McKinsey vào năm 2017 cho biết, tham nhũng là mối quan tâm hàng đầu của các công ty Trung Quốc ở phần lớn các quốc gia. 60 đến 87% các công ty Trung Quốc cho hay họ phải chi trả để được hỗ trợ hoặc nhận được giấy phép kinh doanh.
“Một số thành viên của cộng đồng người Hoa ở châu Phi nhận thức mạnh mẽ rằng tiền quà cáp, chứ không phải hối lộ, là bước tiền lệ để thực hiện bất cứ điều gì ở đây”, báo cáo viết.
Một doanh nhân Trung Quốc chia sẻ: “Các cơ quan công quyền thường xuyên “ngẫu nhiên” đến doanh nghiệp để “kiểm tra”, và chúng tôi phải biếu quà hay tiền hầu như mọi lúc để công việc được suôn sẻ”.
Do đó, báo cáo của McKinsey cũng quan sát rằng, các doanh nghiệp Trung Quốc là mục tiêu mang về nhiều “quà cáp” hơn các công ty nước ngoài khác.
Hồi tháng 9, Ủy ban Chống tham nhũng của Kenya đã bắt giữ các giám đốc của Erdemann Property, một công ty bất động sản lớn của Trung Quốc, với cáo buộc thông đồng với các giám đốc của Cơ quan Phát triển hồ Lake Basin để đẩy chi phí lên tới 25 triệu USD trong dự án xây dựng khu mua sắm ở Kisumu, thuộc phía tây nước này.
Tổng giám đốc Cơ quan thuế của Kenya (KRA) và Chủ tịch Hiệp hội Đồ uống hôm. KRA cáo buộc ZTE Kenya có hành vi trốn thuế. Ảnh: Diana Ngila. |
Xuất khẩu tham nhũng?
Theo cáo buộc, doanh nghiệp Trung Quốc đã hối lộ 170.000 USD kèm theo căn hộ và cửa hàng, trong đó người đứng đầu ủy ban tài chính nhận được 120.000 USD. Điều này khiến “chi phí dự án gia tăng theo cấp số nhân”, theo lời công tố viên Kenya.
Trước đó vào năm 2018, ba công dân Trung Quốc cùng với 4 người Kenya thuộc Tập đoàn Cầu đường Trung Quốc (China Road and Bridge Corporation), đơn vị thi công và vận hành hệ thống đường sắt Tiêu chuẩn Kenya, đã bị buộc tội hối lộ trong vụ việc lừa đảo tiền vé. Các nhà điều tra cáo buộc tiền vé đã bị thất thoát khoảng 10.000 USD/ngày. Và các đối tượng liên quan còn đưa hối lộ 5.000 USD cho nhà chức trách để dừng cuộc điều tra.
Câu hỏi đặt ra là khi cánh tay tham nhũng của các công ty Trung Quốc đã vươn ra nước ngoài, liệu Bắc Kinh có quy định pháp lý tương xứng?
Tổ chức Minh bạch Quốc tế nhận định Bắc Kinh nghiêm khắc với tệ nạn hối lộ của quan chức các công ty nước ngoài theo Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng, nhưng nước này lại chưa có cơ quan thực thi pháp luật chống lại các hành vi tham nhũng của các doanh nghiệp và công dân Trung Quốc ở hải ngoại.
“Thực tế phổ biến là công ty và cá nhân Trung Quốc vi phạm diễn ra ở nhiều nơi, từ Bangladesh, Ethiopia, Kenya, Sri Lanka, Mỹ cho đến Zambia”, tổ chức Minh bạch Quốc nhận định trong Báo cáo Xuất khẩu Tham nhũng năm 2018.
Trong khi đó, các công ty của Mỹ và Anh vẫn phải tuân theo Đạo luật Thực hành chống Tham nhũng Nước ngoài và Đạo luật chống đưa hối lộ. Tuy nhiên, vụ việc hối lộ các quan chức cấp cao ở Chad và Uganda người đứng đầu Ủy ban Quỹ Năng lượng Trung Quốc mới đây đã đặt ra một tiền lệ mới. Hồi tháng 12/2018, tòa án ở New York đã tuyên bố ông Ho vi phạm 7 tội theo Đạo luật Thực hành Tham nhũng Nước ngoài và rửa tiền. Ho đã tặng Tổng thống Chadian Idriss Deby món quà trị giá tới 2 triệu USD để đạt được quyền lợi kinh doanh dầu mỏ cho tập đoàn mình. Ngoài ra, Ho còn chuyển khoản 500.000 USD cho Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Sam Kutesa qua ngân hàng New York nhằm thuận lợi khai thác dầu mỏ và các quyền lợi khác ở Uganda.
Theo: Zing News
Comments are closed.