Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đã chấp thuận cho Công ty cổ Cồn rượu Hà Nội – Halico (chủ sở hữu thương hiệu Vodka Hà Nội) giao dịch 20 triệu cổ phiếu trên sàn UPCoM với mã HNR.
Dự kiến ngày giao dịch đầu tiên của HNR là 8/6, giá tham chiếu ngày đầu tiên ở mức 31.900 đồng/cổ phiếu.
Hãng rượu 120 năm tuổi chìm trong thua lỗ
Halico tiền thân là Nhà máy Rượu Hà Nội, xây dựng từ năm 1898. Công ty thức chuyển sang hoạt động theo mô hình cổ phần từ tháng 12/2016 với vốn điều lệ 48,5 tỷ đồng. Sau nhiều lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của công ty này ở mức 200 tỷ đồng.
Halico sẽ lên UPCoM từ ngày 8/6 tới đây. Ảnh: T.B. |
Được xem là doanh nghiệp sản xuất rượu lớn tại Việt Nam và từng giữ thị phần tiêu thụ số một tại phía Bắc, với kết quả kinh doanh những năm trước 2010 rất khả quan. Công ty cũng được đánh giá là doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng doanh thu nhanh, với mức tăng bình quân 25% mỗi năm.
Tuy nhiên, gần đây Halico lại có kết quả kinh doanh rất “bết bát”, với 3 năm thua lỗ liên tiếp.
Từ 2013, doanh thu công ty liên tục đi xuống, do việc tiêu thụ sản phẩm khó khăn với việc bị điều tra hành vi buôn lậu rượu sang Lào trong nhiều năm liền. Từ năm 2015, công ty bắt đầu thua lỗ, thậm chí doanh thu năm 2017 tụt một nửa so với 2016 và lỗ hơn 84 tỷ đồng, gấp 4 lần số lỗ năm trước.
Công ty đang chìm trong khoản lỗ lũy kế lên tới gần 255 tỷ đồng.
Theo kế hoạch năm 2018, công ty này sẽ tiếp tục lỗ 58 tỷ và 53 tỷ đồng cho năm 2019.
Từng được định giá gấp 7 lần
Giá tham chiếu 31.900 đồng/cổ phiếu cho một công ty đang “chìm” trong lỗ lũy kế không rẻ, nhưng so với chính Halico cách đây 7 năm thì chỉ bằng 1/7.
Năm 2011, thông qua Streetcar Investment Holding Pte. Ltd, hãng rượu lớn nhất thế giới Diageo đã chi ra gần 800 tỷ đồng để mua lại 18,67% vốn cổ phần Halico từ VinaCapital. Với mức giá lên tới 213.600 đồng cho mỗi cổ phiếu, hãng rượu ngoại định giá Halico lên tới gần 4.300 tỷ đồng.
Với mức giá tương đương, Streetcar Investment Holding Pte. Ltd (thuộc Diageo) đã phải chi tổng cộng 61 triệu bảng Anh để sở hữu 45,57% vốn tại Halico, trở thành cổ đông lớn thứ 2 tại doanh nghiệp này sau Habeco nắm giữ 54,29%.
Tuy nhiên, ngay năm hãng rượu ngoại gia nhập công ty thì hoạt động buôn lậu rượu của Halico bị phanh phui, với chuyến hàng rỗng xuất khẩu sang Lào ngày 12/9/2012 qua cửa khẩu Cầu Treo (Hương Sơn – Hà Tĩnh). Hàng loạt lãnh đạo cùng công ty sau đó đã bị khởi tố hình sự khiến hoạt động kinh doanh khó khăn.
Báo cáo thường niên của Diageo cho biết tính đến hết ngày 30/6/2015, công ty đã phải trích lập 41 triệu bảng cho thương vụ đầu tư vào Halico.
Hiện tại, phần lớn vốn tại Halico do 2 cổ đông nắm giữ là Tổng công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (Habeco) nắm 54,29% và Streetcar Investment Holding Pte. Ltd nắm 45,57%.
Cũng sở hữu đất “vàng”
Là doanh nghiệp sản xuất lâu đời tại Hà Nội, hiện Halico cũng đang quản lý và sở hữu nhiều khu đất “vàng” có giá trị tại thủ đô. Trong đó phải kể tới khu đất số 28 Nhân Đồng (Hai Bà Trưng); số 94 Lò Đúc; số 238 Lĩnh Nam (Hoàng Mai).
Ngoài ra là nhiều khu đất tại các khu công nghiệp và khu tái định cư công ty sử dụng làm nhà xưởng. Tổng cộng Halico đang quản lý gần 230.000 m2 đất nhà xưởng.
Những thương hiệu Việt trăm năm vẫn trụ vữngNhiều doanh nghiệp Việt được gầy dựng từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 đến nay vẫn tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường, dù cho tên gọi có thay đổi ít nhiều qua thời gian. |
Bóc mẽ những chiêu trốn thuếNgành thuế gần đây trực tiếp bóc mẽ hàng loạt chiêu trò gian lận mới, thu về cả chục ngàn tỷ đồng suýt thất thoát. |
Comments are closed.