Theo đề xuất của chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển, mức 700 triệu đồng nếu tính trên bình quân cả nước thì sẽ có nhiều hộ dân nông thôn không phải nộp thuế. Nhưng việc áp dụng đại trà là không hợp lý mà phải chia theo từng khu vực. Vì nhà ở đô thị lớn có giá trị cao hơn rất nhiều so với đô thị nhỏ và thị trấn.
Nhà tại trung tâm Hà Nội, TP.HCM nên đánh thuế mức từ 2-3 tỷ đồng
Ông Hiển nói cần tính toán giảm trừ phù hợp để người nghèo có nhà ở nhưng không phải đóng thuế.
Cụ thể, nên đưa ra hệ số đối với đô thị lớn, để tăng giá trị miễn giảm. Với TP.HCM và Hà Nội nên tính hệ số 3, tức giá trị miễn thuế 2-3 tỷ đồng; các đô thị khác sẽ có hệ số thấp hơn…
Đặc biệt chú ý là tỷ lệ thu thuế nên có nhiều mức từ thấp đến cao. Như vậy, người trung lưu, có nhà ở giá trị tính ra cao hơn không nhiều so với miễn giảm, chỉ chịu thuế suất thấp.
Chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiểnkiến nghị TP.HCM và Hà Nội có hệ số 3, tức giá trị miễn thuế 2-3 tỷ đồng, các đô thị khác sẽ có hệ số thấp hơn. Ảnh: Hoàng Hà. |
Ngoài ra, việc tính thuế cũng cần phù hợp đặc tính Việt Nam, là quá trình lịch sử người dân đã gánh chịu mất mát chiến tranh để an cư lạc nghiệp. Người dân thấy căn nhà của họ là quyền đương nhiên, nên cần miễn thu thuế phần đất ở mà mỗi đầu người có quyền sở hữu.
Ví dụ, các đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM thì miễn thuế phần đất trên mỗi đầu người là 5-10 m2, tăng dần ra các vùng lân cận là 40 m2/người. Các đô thị loại 2, thị xã, thị trấn… thì tăng diện tích phù hợp với điều kiện sống mỗi khu vực. Cách tính này cũng giải quyết được vấn đề nhiều người sống chung trong một căn nhà, họ sẽ được miễn nhiều hơn.
“Theo đề xuất của tôi, thì một người có nhà ở TP.HCM giá trị khoảng 5 tỷ đồng sẽ nộp khoảng 1 triệu đồng/năm. Tuy nhiên, nếu đó là gia đình 4 người thì sẽ không nộp, vì có phần miễn giảm sở hữu đất ở trên đầu người.
Tỷ lệ thu thuế cũng được đề xuất theo hướng gia tăng. Tức là thay vì tính đều0,3-0,4% thì sẽ đi từ 0,1-0,8%.
Theo đó, giá trị vượt mức 1 sẽ tính 0,1%; tiếp tục từng mức cho đến các giá trị vượt khung thì thu 0,8%. Điều này tạo sự công bằng cho người có nhà – đất ít sẽ nộp thuế rất ít so với người có giá trị nhà – đất lớn. Đây cũng là phương thức phân phối lại của sắc thuế.
Khi tiến hành thu thuế, thì cho lộ trình 3 năm, với tỷ lệ tăng từng bước để người dân quen và có chuẩn bị tài chính phù hợp.
Thuế nhà ở nếu quy định hợp lý thì người nghèo thành thị sẽ không phải nộp thuế tài sản. Những người khá giả có sở hữu nhà đất trên trung bình một ít cũng nộp số tiền nhỏ, thậm chí không nộp nếu nhà đông người. Chỉ có người nhiều nhà đất giá trị lớn mới phải nộp nhiều, do sở hữu lớn và thuế suất cao ở phần vượt mức.
Sẽ hạ được những cơn sốt đất
Các chuyên gia kinh tế nhận định vài năm nay, làn sóng người có tiền đổ tiền mua tích trữ nhà đất diễn ra khắp thành thị, vùng quê, đẩy giá đất ngày càng tăng cao. Người có tiền cứ tích lũy thụ động qua nhà đất và chờ theo tiến trình tích lũy để trở thành người “có đất mặc sức mà ăn”, không đổ vốn vào sản xuất kinh doanh, tạo ra sản phẩm.
Thu thuế nhà ở sẽ bớt nạn đầu cơ đất. Ảnh: Tiến Tuấn. |
Ông Hiển nói cần nhìn nhận sắc thuế này theo phương pháp khoa học mà đừng suy nghĩ việc thu thuế thuế tài sản sẽ làm người nghèo chưa có nhà, hoặc nhà nhỏ xa rời giấc mơ có nhà, vì giá nhà sẽ cộng thêm thuế. Thực tế sắc thuế này người nghèo phải ủng hộ.
“Bởi không một tài sản đầu cơ nào sẽ tăng thêm giá nếu hàng năm phải nộp thuế. Bởi khi giá càng cao và càng mua nhiều càng nộp thuế nhiều. Khi đó làn sóng đầu cơ và đầu tư sẽ giảm, người ta sẽ cân nhắc làm giảm nguồn cầu. Chúng ta cần quan sát giá nhà đất tăng cao từng đợt gần đây, đó là do làn sóng đầu cơ”, chuyên gia này khẳng định.
Đề xuất thuế tài sản gây tranh cãi của Bộ Tài chính. |
Còn nếu nói rằng người dân đang chịu thuế phí quá nhiều, không nên đưa thêm thuế tài sản, thì lý luận thực tế chưa đầy đủ. Nếu cần giảm, bỏ bớt sắc thuế phí, thì nên bỏ những sắc thuế thu cào bằng, thu của người lao động, không tăng VAT bất hợp lý, hay giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.
Ông Hiển nói thêm với điều kiện Việt Nam, các phương thức tính thuế, miễn trừ cần phải thảo luận nhiều hơn, để sắc thuế tài sản có tính công bằng và khả thi. Nhưng thu làm sao để người nghèo không phải nộp là những đề xuất khoa học và trách nhiệm.
“Tính hợp lý công bằng của thu thuế tài sản nằm ở trong cách thu và tỷ lệ miễn giảm. Và điều này rất cần các chuyên gia đóng góp để Quốc hội rộng đường tham khảo”, ông Hiển kiến nghị.
+ Theo cách tính của Bộ Tài chính, trường hợp đưa ra tính là thửa đất có diện tích 200 m2. Với mức giá đất bình quân chung của cả nước, người dân vùng nông thôn phải đóng 423.000 đồng/hộ/năm nếu áp thuế suất 0,3% và 564.000 đồng/hộ/năm với mức thuế 0,4%.
Tại thành thị, với giá đất thấp nhất, nếu áp thuế 0,3% thì dân phải nộp từ 18.000 đồng đến 2,376 triệu đồng/hộ/năm. Với mức thuế 0,4% thì số thuế phải nộp từ 24.000 đồng đến 3,168 triệu đồng/hộ/năm.
Với giá đất cao nhất, mức thuế dự kiến 0,4%, số thuế phải nộp là 1,344-129,6 triệu đồng/hộ/năm.
+ Với nhà chung cư, Bộ Tài chính lấy căn hộ diện tích 75 m2 tại một khu đô thị Hà Nội (chung cư 20 tầng) có giá mua là 2,5 tỷ đồng. Thuế tài sản dự kiến phải nộp với giá trị đất cho căn hộ trên là 600.000 đồng/năm+ thuế trên phần giá trị xây dựng.
Nếu thuế suất 0,4% thì thuế phải nộp là 713.000 đồng/năm.
Với trường hợp chung cư đã sử dụng 7 năm thì cách tính tương tự, nhưng giá trị xây dựng chỉ bằng 80% ban đầu.
Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng nói dự án Luật thuế tài sản mới chỉ là đề xuất, và cần ý kiến đóng góp của dư luận, chuyên gia.
Hí họa: Xin trả lại Nhà nước 2 m2 đất để nhà có giá 699 triệuĐề xuất tính thuế nhà ở có giá trị trên 700 triệu hoặc 1 tỷ đồng đã gây nhiều tranh cãi trong dư luận và không ít ý tưởng “độc” đã được các chủ nhà nghĩ ra để giảm thuế. |
Comments are closed.