Theo thông tin từ Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD), ngày 26/3, hai tổ chức là Công ty TNHH Đầu tư Quang Đăng và Công ty TNHH Đầu tư Lưu Khuyên đã sang tay gần 100 triệu cổ phiếu VPB, tương đương 6,36% vốn ngân hàng. Mỗi tổ chức chuyển nhượng xấp xỉ 50 triệu đơn vị.
Phía nhận chuyển nhượng là 4 nhà đầu tư cá nhân. Trong đó, bà Đỗ Thị Mai là người nhận chuyển nhượng nhiều nhất, với tổng cộng 47,55 triệu cổ phiếu; bà Đặng Thị Thanh Tâm cũng nhận nhượng lại 26,27 triệu cổ phiếu, bà Trần Thị Hương với 23,2 triệu cổ phiếu và bà Bùi Bích Hạnh 2,45 triệu cổ phiếu VPB.
4 cá nhân chi hàng nghìn tỷ đồng để nhận chuyển nhượng lại lượng cổ phiếu VPB khủng. Nguồn: VSD. |
Nếu tính theo giá thị trường của cổ phiếu VPB trong ngày 26/3, là 64.300 đồng/cổ phiếu, giá trị của thương vụ này lên tới 6.400 tỷ đồng.
Những thông tin về 4 nhà đầu tư cá nhân nhận chuyển nhượng cổ phiếu khủng gần như bằng 0. Thông tin về hai tổ chức chuyển nhượng là Công ty TNHH Đầu tư Quang Đăng và Công ty TNHH Đầu tư Lưu Khuyên cũng khá ít.
Công ty TNHH Đầu tư Quang Đăng chỉ mới thành lập tháng 7/2017, tức mới hoạt động được 7 tháng và có trụ sở tại Hà Nội. Đáng chú ý, công ty này đã tuyên bố giải thể ngày 6/2 vừa qua, do kinh doanh không hiệu quả và không thể tiếp tục duy trì hoạt động.
Một điểm đáng chú ý khác, người đứng tên đại diện pháp luật tại Quang Đăng, đồng thời là Chủ tịch HĐTV tại đây là Đỗ Thị Mai, trùng tên với người nhận chuyển nhượng 47,54 triệu cổ phiếu VPB từ tổ chức này. Bên cạnh đó, thành viên góp vốn tại Quang Đăng cũng chính là Bùi Bích Hạnh, trùng tên với người nhận chuyển nhượng 2,45 triệu cổ phiếu VPB từ tổ chức này mới đây.
Tương tự, Công ty TNHH Đầu tư Lưu Khuyên cũng mới thành lập từ tháng 7/2017, và có cùng địa chỉ với Công ty Quang Đăng tại Hà Nội. Đến nay công ty này cũng đã giải thể. Trùng hợp hơn, đại diện theo pháp luật tại Công ty Lưu Khuyên chính là bà Trần Thị Hương, cùng tên với người nhận chuyển nhượng 23,19 triệu cổ phiếu VPB vào ngày 26/3 vừa qua.
Việc chuyển nhượng cổ phiếu tại VPBank cũng diễn ra ồ ạt vào cuối năm 2017, khi hàng loạt tổ chức, ngân hàng nước ngoài sang tay nhau hàng triệu cổ phiếu VPB, như Truck Capital Master Fund, LTD, chuyển 2,5 triệu cổ phiếu cho Arjuna Fund PTE. LTD; Ashoka PTE. LTD; Deutsche Bank AG London chuyển hơn 1,75 triệu cổ phiếu cho Phatra Capital Public Company Limited… Nhiều tổ chức khác bán lại cổ phiếu VPBank cho Arjuna Fund PTE. LTD và Ashoka PTE. LTD.
Hiện tại, cổ phiếu VPB được giao dịch với giá 64.700 đồng/cổ phiếu và là cổ phiếu có thị giá cao thứ 2 trong số các ngân hàng niêm yết, chỉ đứng sau VCB của Vietcombank (trên 70.000 đồng/cổ phiếu).
VPBank cũng lên kế hoạch chia cổ tức bằng cổ phiếu và cổ phiếu thưởng năm 2017, với tổng tỷ lệ đạt gần 67%, thông qua 4 phương án. Trong đó, VPBank đề xuất và được thông qua kế hoạch trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 31,25%, cổ phiếu thưởng tỷ lệ 20,35%, dùng toàn bộ phần lợi nhuận chưa phân phối và thặng dư vốn cổ phần năm 2017.
Nhà băng này cũng dự kiến mua lại cổ phần ưu đãi cổ tức làm cổ phiếu quỹ và chia cho các cổ đông.
Thị giá cổ phiếu VPBank đã tăng gần 50% từ đầu năm 2018 đến nay. Nguồn: Vndirect. |
CEO VPBank: Lãi năm 2018 sẽ có 50% từ ngân hàng, 50% từ vay tiêu dùngÔng Nguyễn Đức Vinh, Tổng giám đốc VPBank, cho biết mục tiêu lợi nhuận năm 2018 của ngân hàng là 10.800 tỷ và sẽ có hơn 50% đến từ ngân hàng, gần 50% từ công ty tài chính. |
Ngân hàng nào có nhiều nhân viên nghỉ việc nhất năm qua?Dù các ngân hàng vẫn thường xuyên tuyển thêm nhân viên để bù đắp vào những người nghỉ việc, ở một số nhà băng, lượng nhân viên vẫn giảm mạnh trong năm vừa qua. |
Comments are closed.