Trong những phiên giao dịch gần đây, thị trường chứng khoán (TTCK) đang có đà tăng rất mạnh. Đã có lúc VN-Index chạm đỉnh lịch sử 1.170 điểm sau 11 năm. Nếu tính từ đầu năm 2018 đến nay, VN-Index đã tăng từ mức 984,34 lên xấp xỉ 1.170 điểm, tương đương gần 19%. Còn nếu tính từ đầu năm 2017, VN-Index đã tăng hơn 70% từ mức chỉ 674,7 điểm.
Đóng góp vào đà tăng mạnh của VN-Index chính là đà tăng giá của cổ phiếu các doanh nghiệp lớn bao gồm nhiều doanh nghiệp của các vị đại gia, tỷ phú USD tại Việt Nam hiện nay.
Chỉ trong 3 ngày gần đây, cổ phiếu ROS của Công ty cổ phần Xây dựng FLC Faros tăng trần liên tục từ 127.300 đồng/cổ phiếu lên 155.800 đồng vào cuối ngày 21/3. Đà tăng của ROS không chỉ giúp vốn hóa công ty xây dựng này tăng lên hàng chục nghìn tỷ mà còn giúp ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT đồng thời là cổ đông lớn nhất tại đây, “bỏ túi” hàng nghìn tỷ mỗi ngày.
Cụ thể, tính từ đầu tuần này (19/3), khối tài sản trên sàn chứng khoán của ông Quyết đã tăng gần 9.100 tỷ, trong đó riêng ngày 21/3, tăng thêm tới 3.229 tỷ đồng.
Với hơn 67,3% cổ phần nắm giữ tại FLC Faros, lượng cổ phiếu khổng lồ này hiện đóng góp tới 97% vào tổng số tiền mà vị đại gia này sở hữu trên TTCK. Hiện lượng cổ phiếu nắm giữa tại FLC; FLC Faros; Chứng khoán Artex của ông Quyết có giá trị thị trường khoảng 51.348 tỷ đồng, tương đương 2,26 tỷ USD.
Trong khi đó, ông Phạm Nhật Vượng, tỷ phú USD giàu nhất Việt Nam hiện nay, cũng thu về hàng nghìn tỷ đồng từ đà tăng mạnh của cổ phiếu Tập đoàn Vingroup (VIC).
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 21/3, cổ phiếu VIC đã lập đỉnh mới 108.000 đồng/cổ phiếu, mức giá cao nhất trong hơn 10 năm giao dịch của cổ phiếu này. Đà tăng của VIC trong tuần vừa qua giúp ông Vượng “bỏ túi” hơn 6.000 tỷ trong tuần mới.
Trước đó, những biến động của VIC trong tuần trước cũng khiến tài sản của vị tỷ phú này trồi sụt hàng nghìn tỷ đồng. Hiện ông Vượng sở hữu lượng cổ phiếu VIC có giá thị trường lên tới 78.188 tỷ đồng, xấp xỉ 3,44 tỷ USD. Số tài sản này tương đương gần 60% tài sản ròng mà vị tỷ phú này sở hữu theo thống kê mới nhất từ Tạp chí Forbes.
Trong khi đó, biến động của cổ phiếu Tập đoàn Hòa Phát (HPG) gần đây khiến khối tài sản tỷ phú USD Trần Đình Long lên xuống thất thường. Có ngày số tiền trên TTCK của vị tỷ phú này tăng hơn nghìn tỷ nhưng cũng có ngày “bốc hơi” hàng trăm tỷ.
Trong ngày 21/3, HPG giao dịch ở mức 63.000 đồng/cổ phiếu, tăng 2,4% so với phiên trước đó, giúp tài sản ông Long tăng thêm hơn 572 tỷ đồng từ lượng cổ phiếu sở hữu. Vị tỷ phú này đang nắm giữ lượng cổ phiếu có giá trị lên tới 24.038 tỷ đồng, tương đương 1,06 tỷ USD.
Trái ngược với các đại gia thu về hàng nghìn tỷ đồng từ đầu tuần mới, thì nữ tỷ phú USD Nguyễn Thị Phương Thảo, Tổng giám đốc Vietjet Air lại “mất” hàng trăm tỷ đồng do đà giảm giá của cổ phiếu Vietjet Air (VJC) và HDBank (HDB). Hiện bà Thảo sở hữu 35.772 tỷ đồng trên sàn chứng khoán, giảm hơn 800 tỷ với đầu tuần.
Nhiều đại gia khác cũng kiếm thêm từ hàng chục cho tới hàng trăm tỷ đồng nhờ đà tăng giá của cổ phiếu các doanh nghiệp cùng với đà tăng của TTCK như nữ đại gia Phạm Thu Hương (vợ ông Phạm Nhật Vượng) tài sản gia tăng hơn 1.000 tỷ đồng. Bà Phạm Thúy Hằng (em vợ ông Vượng) có thêm gần 600 tỷ đồng. Tài sản Đại gia Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch Novaland, tăng thêm gần 400 tỷ.
Công ty của tỷ phú Phương Thảo tính chi 3.000 tỷ gom cổ phiếu VietjetSovico, doanh nghiệp do nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo làm Chủ tịch, đã đăng ký mua thêm 13,67 triệu cổ phiếu VJC, để nâng sở hữu lên 7,59% vốn. |
Chứng khoán Việt tiến sát đỉnh lịch sử sau hơn 11 nămChỉ còn cách đỉnh lịch sử chưa đến 1 điểm, VN-Index đóng cửa ở mức 1.169,36 dù trong phiên giao dịch đã có lúc vượt ngưỡng 1.172 điểm, cao nhất trong lịch sử giao dịch chứng khoán. |
Comments are closed.