Như tin đã đưa, ngay sau khi Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước – SCIC đăng ký bán toàn bộ hơn 24,1 triệu cổ phần nắm giữ tại CTCP Nhựa Bình Minh (BMP), một doanh nghiệp nhựa của Thái Lan đã “nhảy” vào đăng ký tham gia đấu giá. Doanh nghiệp Thái Lan này là The Nawaplastic Industries (Saraburi) Co., Ltd, cổ đông lớn nắm giữ hơn 16,7 triệu cổ phiếu BMP.
Hiện tại, Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước – SCIC đang là cổ đông lớn nhất nắm giữ khoảng 29,52% vốn điều lệ tại CTCP Nhựa Bình Minh (BMP).
Ngoài ra, doanh nghiệp sản xuất nhựa này cũng là một trong số ít những doanh nghiệp trong ngành có sự hiện diện của rất nhiều quỹ ngoại nắm giữ vốn tại đây như The Nawaplastic Industries (Saraburi) Co., Ltd nắm giữ 20,4%; quỹ ngoại FTIF – Templeton Frontier Markets Fund nắm giữ 10,78%…
Với tổng vốn điều lệ lên tới gần 819 tỷ, Nhựa Bình Minh là một trong những doanh nghiệp nhựa lớn nhất cả nước hiện nay, công ty cũng nằm trong nhóm doanh nghiệp mà Nhà nước đang đẩy mạnh việc thoái vốn. SCIC đã chính thức công bố mức giá khởi điểm chào bán cạnh tranh số cổ phần nắm giữ tại đây là 96.500 đồng/cổ phiếu.
Mức giá này cao hơn giá giao dịch hiện tại của cổ phiếu BMP khoảng 2.500 đồng/cổ phiếu.
Trong đợt thoái vốn này, SCIC sẽ bán hơn 24,1 triệu cổ phần nắm giữ còn lại tại Nhựa Bình Minh. Nhà đầu tư tham gia được đăng ký mua tối thiểu 20.000 cổ phần và tối đa là toàn bộ số cổ phần mang ra đấu giá. Giá đặt mua phải đảm bảo không thấp hơn giá khởi điểm và giá sàn của cổ phiếu BMP tại ngày 9/3 – ngày tổ chức chào bán cạnh tranh.
Nếu giá sàn tại ngày đấu giá cao hơn giá khởi điểm và không phù hợp với nhu cầu của nhà đầu tư thì nhà đầu tư có quyền hủy đăng ký tham dự trước 16h ngày 8/3.
Nếu chiếu theo mức giá khởi điểm, thoái vốn tại Nhựa Bình Minh có thể giúp Nhà nước thu về khoảng 2.331 tỷ đồng.
Thị giá cổ phiếu BMP đang phục hồi sau những phiên điều chỉnh mạnh của thị trường. |
Trong 2 tháng đầu tiên của năm 2018, BMP thuộc nhóm cổ phiếu có nhiều nhiều biến động khi ảnh hưởng trực tiếp từ những đợt điều chỉnh của thị trường.
Đầu tháng 2, thị giá BMP rơi xuống vùng 80.000 đồng/cổ phiếu trước những phiên điều chỉnh mạnh khiến vốn hóa toàn thị trường “bốc hơi” hàng chục tỷ USD chỉ trong vài phiên. Tuy nhiên, BMP hiện đã tăng lên vùng giá 94.000 đồng/cổ phiếu và đang có đà tăng ấn tượng trước những thông tin thoái vốn của Nhà nước. Nếu tính từ đầu năm 2018 đến nay cổ phiếu BMP đã tăng trên 10% về thị giá.
Trong danh mục nắm giữ vốn Nhà nước của SCIC, Nhựa Bình Minh là một trong nhiều những khoản đầu tư hiện có giá trị thị trường hàng nghìn tỷ của Nhà nước.
Hiện tại, số cổ phần nắm giữ tại Vinamilk của SCIC vẫn đứng đầu danh mục đầu tư với giá trị thị trường lên tới 105.000 tỷ.
Ngoài ra, một số khoản đầu tư giá trị lớn khác của SCIC hiện nay như 50,17% vốn tại CTCP Viễn thông FPT – FPT Telecom (FOX) với giá trị thị trường gần 5.500 tỷ hay 57,71% vốn tại Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam – Vinaconex (VCG) với giá thị trường trên dưới 6.000 tỷ đồng…
SCIC muốn thu về hơn 2.460 tỷ khi thoái vốn tại VinaconexSCIC đã chính thức ra thông báo sẽ thoái gần 22% vốn tại Vinaconex bằng đấu giá với giá khởi điểm 25.600 đồng/cổ phần. Số tiền tối thiểu thu về lên tới 2.464 tỷ đồng. |
Đấu giá trượt, tỷ phú Thái muốn bỏ 200 triệu USD mua cổ phiếu VinamilkTập đoàn Fraser & Neave Ltd do tỷ phú Thái Lan Charoen sở hữu muốn chi tiếp khoảng 200 triệu USD để mua gần 22 triệu cổ phiếu Vinamilk sau khi đấu giá trượt. |
Comments are closed.