Công ty Cổ phần SAM Holdings (SAM) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2017 với kết quả lợi nhuận tăng đột biến.
Lãi lớn từ đầu tư tài chính
Sau 3 năm lợi nhuận đi xuống, năm 2017, SAM Holdings đã chấm dứt đà giảm này và báo lãi ròng gần 115 tỷ đồng, sát mức đỉnh đạt được năm 2013.
Riêng quý IV/2017, doanh thu thuần SAM Holdings tăng gần 36% cùng kỳ, đạt hơn 700 tỷ đồng. Tuy nhiên giá vốn tăng tương ứng khiến lợi nhuận gộp công ty thu về được chỉ xấp xỉ cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó, hoạt động tài chính quý IV/2017 bất ngờ mang lại cho SAM Holdings khoản doanh thu hơn 62 tỷ đồng, tăng gấp 12 lần cùng kỳ. Công ty còn ghi nhận chi phí tài chính âm 12 tỷ đồng, do được nhận về khoản hoàn nhập dự phòng chứng khoán kinh doanh gần 47 tỷ đồng trong khi chi phí lãi vay gần 32 tỷ đồng. Đây là nguyên nhân chính khiến lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty báo lãi dương 76 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lỗ 756 triệu đồng.
Kết quả, riêng quý IV/2017, SAM Holding đã thu về gần 66 tỷ đồng lãi ròng sau thuế trong khi cùng kỳ đang âm gần 4 tỷ. Đây cũng là quý mà SAM Holdings có lợi nhuận tốt nhất trong năm qua.
Theo SAM Holdings, nguyên nhân của việc lợi nhuận tăng mạnh trong quý IV chủ yếu do tăng trưởng từ hoạt động sản xuất kinh doanh và doanh thu hoạt động tài chính đạt hơn 62,3 tỷ đồng cùng với hoàn nhập dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh đã trích lập vào các quý trước nên chi phí tài chính giảm tương ứng.
Trước đó, quý IV/2016, công ty lỗ chủ yếu do chịu chi phí lãi vay trong khi doanh thu hoạt động tài chính chưa bù đắp tương ứng.
Tính trong cả năm 2017, SAM Holdings thu về khoản doanh thu thuần đạt 2.222 tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2016. Doanh thu hoạt động tài chính tăng gần 4 lần, đạt 238 tỷ nhờ cổ tức, lợi nhuận được chia tăng đột biến.
Việc này giúp công ty lãi ròng gần 115 tỷ đồng, gấp 5 lần năm 2016. Đây cũng là mức lãi cao nhất doanh nghiệp này đạt được trong 4 năm trở lại đây.
Đầu tư tài chính vào đâu?
Doanh thu hoạt động tài chính của SAM Holdings năm qua đến chủ yếu từ hoạt động đầu tư chứng khoán mà doanh nghiệp đẩy mạnh trong năm 2017/
Cụ thể, tính đến ngày 31/12/2017, danh mục đầu tư chứng khoán của SAM Holdings bao gồm 10 mã cổ phiếu với tổng giá trị đầu tư 582 tỷ đồng, gấp 2,7 lần so với đầu năm. Trong đó, khoản đầu tư chứng khoán vào Dược Việt Nam (DVN) lên tới 284 tỷ đồng. Đây cũng là mã chứng khoán mà SAM Holdings đầu tư nhiều nhất hiện nay.
Ngoài ra, SAM Holdings còn đầu tư một số cổ phiếu như DXG, PVD, VAF…
Đặc biệt, cuối năm 2017 vừa qua SAM Holdings đã mua gom 14 triệu cổ phiếu TTF của CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành, và chính thức trở thành cổ đông lớn. Hiện khoản đầu tư của công ty tại Gỗ Trường Thành đạt 147 tỷ đồng.
Cuối 2017, SAM Holdings có tổng cộng 1.696 tỷ đồng nợ phải trả, trong đó chủ yếu là các khoản vay và nợ thuê tài chính, bao gồm 626 tỷ vay ngắn hạn và 764 tỷ vay dài hạn.
Khoản nợ vay tài chính hàng nghìn tỷ cũng khiến SAM Holdings phải chi hàng chục tỷ đồng chỉ để trả lãi mỗi năm. Riêng năm 2017, công ty đã phải chi gần 109 tỷ đồng trả lãi, năm 2016 cũng phải chi hơn 60 tỷ.
Sam Holdings là công ty do ông Trần Anh Vương làm Tổng giám đốc. Ông Vương hiện đảm nhiệm vai trò là một trong các nhà đầu tư – Shark trong chương trình truyền hình “Thương vụ bạc tỷ – Shark Tank”. Ông cũng là một trong những người đầu tư nhiều vụ nhất trong chương trình này.
Ngoài SAM Holdings, Shark Vương còn đang là lãnh đạo tại nhiều công ty khác như Chủ tịch tại Đầu tư BVG; Xuất nhập khẩu Tổng hợp I Việt Nam hay Thành viên HĐQT tại Dược Việt Nam; Nhựa Đồng Nai , Vật liệu Điện và Viễn thông Sam Cường.
Khoản nợ 74 tỷ đồng của công ty ‘Shark’ Vương bị VietinBank rao bánKhoản nợ 74 tỷ đồng có tài sản đảm bảo của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợp 1 Việt Nam (TH1), nơi ông Trần Anh Vương là Chủ tịch HĐQT, đang được VietinBank rao bán. |
Các công ty ‘Shark’ Vương làm lãnh đạo kinh doanh ra sao?Ngoài CTCP Xuất nhập khẩu Tổng hợp I Việt Nam và CTCP Đầu tư BVG đang lỗ nặng, CTCP SAM Holdings nơi “Shark” Vương đang làm Tổng giám đốc cũng báo lỗ ròng trong quý III vừa qua. |
Comments are closed.