Kết thúc phiên giao dịch 10/1, cổ phiếu ACV của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) thêm một phiên đỏ sàn, tiếp tục giảm xuống vùng giá 106.500 đồng/cổ phiếu. Mức giảm cụ thể là 5.900 đồng/cổ phiếu, tương đương 5,2%.
Đây là phiên giao dịch thứ 3 liên tiếp cổ phiếu ACV đỏ sàn kể từ đầu tuần đến nay. Tính từ phiên giao dịch đầu tuần ngày 8/1, cổ phiếu ACV đã giảm tổng cộng 12.500 đồng/cổ phiếu, khiến vốn hóa tổng công ty dịch vụ cảng hàng không này “bốc hơi” hơn 27.200 tỷ đồng chỉ sau 3 ngày.
Đà giảm của cổ phiếu ACV bắt đầu từ ngày 8/1, cùng thời điểm Thanh tra Chính phủ công bố kết luận thanh tra tại tổng công ty này giai đoạn 2012-2015. Trong kết luận này, một loạt khuyết điểm, vi phạm của ACV về việc chấp hành chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản, cổ phần hoá, thoái vốn và tái cơ cấu… được chỉ ra.
Cổ phiếu ACV trong thời gian gần đây đã có đà tăng giá ấn tượng khi tăng một mạch từ cùng giá 50.000 đồng/cổ phiếu vào giữa năm 2017 lên vượt mốc 100.000 đồng/cổ phiếu gần đây.
Nếu tính từ đầu năm 2017, thị giá ACV đã tăng hơn gấp đôi từ mức 41.300 đồng/cổ phiếu (ngày 3/1/2017) lên 106.500 đồng hiện nay. Đà tăng này cũng đẩy vốn hóa của ACV lên ngưỡng hơn 10 tỷ USD. Hiện tại, ACV cũng là một trong 19 mã cổ phiếu có thị giá trên 100.000 đồng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán.
Sau thương vụ được cho là thành công ở Sabeco, Bộ Công Thương đang có kế hoạch bán 20% vốn của ACV trong năm 2018. Ngoài ra, ACV còn có kế hoạch chuyển sàn từ UPCoM lên HOSE.
Theo báo cáo tài chính mới nhất của ACV, 9 tháng đầu năm 2017, công ty ghi nhận hơn 10.300 tỷ đồng doanh thu, và báo lãi trước thuế 3.885 tỷ đồng. Tính đến cuối tháng 9/2017, công ty cũng đang có khoản lãi lũy kế rất lớn lên tới 3.660 tỷ đồng.
Tính đến cuối quý III, ACV có tổng cộng 14.488 tỷ đồng vay và nợ thuê tài chính. Tuy nhiên, 99% số vay và nợ thuê tài chính này là khoản vay dài hạn. Điều này cũng khiến tổng công ty phải chi hàng chục tỷ đồng mỗi năm chỉ để trả lãi đi vay.
Hiện tại, ACV vẫn là công ty do Nhà nước nắm giữ phần lớn số vốn tại đây với tỷ lệ lên tới 95,4%. Các lãnh đạo tại đây cũng nắm giữ một phần rất nhỏ cổ phần của công ty.
Phát hiện hàng loạt vi phạm tại ACVHàng loạt vi phạm tại ACV, trong đó có hoạt động liên quan tới việc thu hồi và giao đất quốc phòng không đúng để mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất, được Thanh tra Chính phủ chỉ ra. |
SASCO bị điểm nhiều vi phạmKết luận của Thanh tra Chính phủ tại ACV đã chỉ ra SASCO, nơi ông Johnathan Hạnh Nguyễn đang làm Chủ tịch HĐQT, có nhiều vi phạm trong quản lý sử dụng vốn, tài sản. |
Comments are closed.